Sunday, March 4, 2012


HÃY NHÌN TẤM LƯNG ẤY MỘT LẦN


 









Chỉ một quãng đường ngắn lặng lẽ theo sau lưng vợ về nhà mà tôi đã suy nghĩ biết bao nhiêu điều. Thú thật, tôi đã chảy nước mắt khi nhìn cái dáng tảo tần của vợ.

 
Hôm ấy thằng út vẫn còn nghỉ Tết. Không phải rước con nên tôi về sớm hơn mọi ngày. Thay vì đi đường Nguyễn Thị Minh Khai thì tôi đi Nguyễn Đình Chiểu để về nhà cho gần. Đang chạy ngon trớn, đầu óc lơ mơ nghĩ đến bữa cơm nóng sốt của vợ đang chờ ở nhà thì một chiếc xe từ trong hẻm Ve Chai băng ra, tôi giật mình lách xe sang phải, lầm bầm: “Chạy vậy đó hả?”. Nhưng ngay lập tức, tôi há hốc mồm nói không nên lời khi trông thấy cái biển số xe…

Trước mặt tôi là một người phụ nữ mặc chiếc áo khoác đã sỉn màu. Chiếc nón bảo hiểm cũng cũ. Điều khiến tôi chú ý là chiếc xe cúp 86 của chị ta trông rất tội nghiệp. Nó phải gồng mình chở trên đó đủ thứ: Rổ xe một bọc vú sữa, mấy trái xoài, một túm dâu Đà Lạt; hai bên xe máng lủ khủ nào thịt, cá, rau, trứng và không biết bao nhiêu thứ có tên và không tên khác cho những bữa cơm gia đình…

Bình thường nếu nhìn hình ảnh ấy, tôi sẽ nghĩ, cái gã nào đó làm chồng chị ta thật sướng. Bởi trong nhịp sống tất bật hiện nay, còn có mấy người phụ nữ chí thú chuyện bếp núc cho gia đình như vậy?

Nhưng trong hoàn cảnh này thì tôi thấy nghẹn đắng cổ họng. Một cảm xúc thật khó tả dâng đầy trong lòng. Vừa xót thương, vừa tội nghiệp, vừa cảm phục lại vừa thấy mình thật có lỗi…

Tôi cưới vợ hai mươi năm, có hai mặt con nhưng chưa bao giờ chú ý xem vợ đi xe gì, mặc áo gì, mang giày dép thế nào… Đó là vì trước mặt tôi, vợ lúc nào cũng chỉn chu. Buổi sáng vợ ra khỏi nhà trước, buổi trưa cũng về nhà trước để lo cơm nước. Khi cha con tôi về tới thì cơm canh nóng sốt đã sẵn sàng. Tuy làm trưởng phòng nhân sự của một công ty lớn nhưng chỉ trừ những hôm vợ tôi bệnh hoạn hoặc đi công tác xa thì cha con tôi mới phải mò vô bếp.

Đôi khi tôi cũng tự hỏi, làm sao mà vợ tôi có thể làm hết mọi việc trong ngoài như thế, nhưng rồi tôi cũng tự trả lời là do vợ tôi vốn xuất thân trong một gia đình lao động nghèo, quen vất vả từ thuở nhỏ nên chuyện cơm nước trong nhà có đáng gì đâu!

Chỉ đến khi bạn bè trong cơ quan than phiền vợ con bê trễ, lười nhác chuyện nhà, tôi mới thấy mình có phúc. Nhưng tôi nghĩ thì nghĩ vậy thôi chứ chưa bao giờ nói ra… Thậm chí có lần, vợ tôi nhờ coi dùm cái xe sao lên ga không vọt nữa, tôi ậm ừ rồi cũng quên luôn. Vợ tôi lại lẵng lặng dắt xe ra tiệm…

Chỉ một quãng đường ngắn theo sau lưng vợ về nhà mà tôi đã suy nghĩ biết bao nhiêu điều. Thú thật, tôi đã chảy nước mắt khi nhìn cái dáng tảo tần của vợ.

Trước nay, tôi đã nhìn ngắm, trầm trồ trước biết bao tấm lưng trần tươi mát của những cô gái trẻ, nhưng tôi chưa bao giờ ngắm nhìn chiếc lưng của người phụ nữ đã gắn bó với mình suốt hai mươi năm trong một khoảnh khắc tảo tần vì chồng con như thế này.

Hôm đó, lần đầu tiên tôi xách phụ vợ những thứ lỉnh kỉnh ấy. Thật sự là nó rất nặng, lại phải đi một quãng khá xa từ bãi giữ xe chung cư về nhà. Vợ tôi xách mọi thứ đi trước, tôi lẽo đẽo đuổi theo. “Làm sao mà em có thể mang hết từng ấy thứ mà vẫn đi ào ào như giông, như gió vậy?”- tôi buộc miệng. Vợ tôi hơi ngoái lại: “Vì anh với con thôi chứ em cũng mệt lắm rồi…”.

Tôi cúi mặt, một nỗi hỗ thẹn vô cớ đầy lên trong lòng.

Nếu giờ đây có ai hỏi tôi, người phụ nữ nào trên thế gian này có tấm lưng đẹp nhất, đáng yêu nhất, tôi sẽ nói ngay đó là tấm lưng gầy gò, tần tảo của vợ tôi.

Các đấng mày râu hãy thử một lần nhìn vào tấm lưng người bạn đời của mình để thấy là tôi nói rất thật lòng…
Quang Minh


Thuốc Tiên chữa bệnh ‘GAI CỘT SỐNG’

Thuốc Tiên chữa bệnh ‘GAI CỘT SỐNG’
Tôi có một ông bạn già bị bệnh gai cột sống, đau đớn lắm. bác sĩ lắc đầu không chữa được nữa, ông coi như vô phương khỏi bệnh. Tình cờ một hôm ông nói chuyện này với một người bạn ở VN. Ông bạn này bèn chỉ cho một liều thuốc gia truyền, xưa nay ai uống cũng khỏi. Ông bạn đã làm theo đúng lời chỉ dẫn, và chỉ uống có hai tuần lễ là hoàn toàn hết bệnh. Bác sĩ Mỹ coi lại cột sống và đã công nhận đây là một phép lạ. Tôi xin chép ra đây toa thuốc thần dược này, những ai đã tuyệt vọng về thuốc tây, hãy thử uống xem, có mất mát gì đâu, vì nó chỉ là một ly nước giải khát.
Bạn hãy tới hiệu bán thuốc bắc, hỏi mua HẠT ĐƯỜI ƯƠI (đó là cái hạt các xe bán nước đá ở Saigon năm xưa ưa bán chung với hạt é và nước đá)
Về nhà lựa ra những trái mầu còn mẩy và vàng vàng, giống như mầu hạt giẻ, và chỉ dùng những hạt này mà thôi , nhớ bỏ đi những hạt đã có mầu xỉn, màu đen.
Mỗi ngày dùng chừng 20 hạt.
Đun nước sôi, để nguội dần, khi nước còn nóng âm ấm thì bỏ 20 hạt này vào ngâm. Ngâm chừng 2 giờ.
Sau 2 giờ ngâm, lấy ra bóc bỏ, bỏ hạt, bỏ những gân sơ, chỉ lấy thịt của trái này, giống như cùi trái nhãn.
Bỏ những cùi này vào ly, pha chút đường, uống làm 3 lần trong một ngày, vừa uống nước vừa ăn cùi
Bạn tôi đã uống như vậy trong 2 tuần lễ là hết bệnh gai xương sống hoàn toàn.
Bạn mua chừng 10 đô la, tại các hiệu bán thuốc bắc, cứ hỏi ‘hạt đươi ươi’. Tôi không biết tên tiếng Tàu là gì, ở Saigon xưa vẫn gọi là ‘hạt đười ươi’.
Kính chúc bạn khỏi bệnh.
TRÀ LŨ

ht sưu tầm trong mạng kiếm hình cho quý vị, hạt này ht đã từng ăn qua rồi, chung với hột é, rất ngon, nếu bạn ăn cùng đá xay nhuyễn, thêm vài giọt dầu chuối là bá chấy, rât dã khát nhất là trong mùa hè

Hình ảnh

Re: THUỐC TIÊN CHỮA BỆNH GAI CỘT SỐNG (Cát bui 2011 sưu tầm)

Hình ảnh
HỘT LUỜI UƠI NGÂM CHUNG VỚI HỘT É
( Tony Nguyen chuyển )
 

Cách chia hai đồng bạc





Chú bé Lula ,sinh ra vào tháng 10 năm 1945,tại  1 gia đình nông dân ở Ba-Tây ( Brazil- Vì nhà nghèo ,nên từ lúc mới 4 tuổi ,thằng nhỏ đã phải đi bán đâu-phụng ngoài đường ,nhưng vẫn quần áo tả tơi ,và  thiếu ăn . Sau khi được lên tiểu học ,lúc đó đã dọn lên thủ đô Rio de Janeiro,sau buổi học chú bé thường hay cùng với 2 người bạn cùng lứa đi đánh giầy ở đâu đường ,hôm nào không có khách ,thì coi như là nhịn đói.
Năm 12 tuổi ,vào 1 buổi xế chiều ,có 1 người khách ,là chủ 1 tiệm giặt ủi và nhuộm áo quần  đến chiếu cố,3 đứa trẻ chạy lại chào hàng. Ông chủ tiệm nhin vào  3 cặp mắt van xin khẩn khoản đó ,không biết quyết định chọn đứa nào.Cuối cùng ông ta nói : "Đứa nào cần tiền nhất ,thì tôi cho nó đánh giầy ,và sẽ trả công 2 đồng."
Công đánh 1 đôi giầy chỉ có 20 xu ,2 đồng đúng là 1 món tiền rất lớn .3 cặp mắt đều sáng lên.  

 Một đứa nhỏ nói : từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả ,nếu không kiếm được tiền hôm nay ,cháu sẽ chết đói !“
Đứa khác nói: „ Nhà cháu đã hết thức ăn từ 3 ngày nay ,mẹ cháu lại đang bệnh,cháu phải mua thức ăn cho cả nhà tối nay ,nếu không thì lại bị ăn đòn…“ .
Cậu Lula nhìn vào 2 đồng bạc trong tay ông chủ-tiệm ,nghĩ ngợi 1 lúc ,rồi nói : “Nếu cháu được  ông cho kiếm 2 đồng này, thì cháu sẽ chia cho 2 đưá đó mỗi đứa 1 đồng !!”
Câu nói của Lula làm Ông chủ Tiệm và 2 đứa nhỏ kia rất là ngạc nhiên.
Cậu giải thích thêm: “Tụi nó là bạn thânnhất của cháu, đã nhịn đói hết 1 ngày rồi ,còn cháu thì hồi trưa còn ăn được ít đậu phụng,nên có sức đánh giầy hơn chúng nó, Ông cứ để cháu đánh đi ,chắc chắn Ông sẽ  hài lòng.”
 Cảm động trước câu nói của thằng nhỏ,Ông chủ tiệm đã trả cho hắn 2 đồng bạc ,sau khi được hắn đánh óng đôi giầy.Và thằng nhỏ Lula giữ đúng lời , đã đưa ngay cho 2 đứa bạn mỗi đứa 1 đồng.
 Vài ngày sau, Ông chủ Tiệm đã tìm đến thằng nhỏ Lula, nhận chú bé cứ sau buổi tan học là đến học nghề ở tiệm giặt nhuộm của ông ta ,và bao cả bữa cơm tối . Tiền lương lúc học nghề tuy là rất thấp, nhưng so với đánh giầy thì khá hơn rất nhiều.
Thằng bé hiểu rằng :Chính vì mình đã đưa tay giúp đỡ những người khốn đốn ,nên mới đem đến cho mình cơ hội làm thay đổi cuộc đời.
Từ đó ,miễn là có khả năng,chú bé Lula không ngần ngại giúp đỡ những người sống khốn khổ hơn mình.
Sau ,Lula nghỉ học đi làm thợ trong 1 nhà máy, để bênh vực cho quyền lợi của những  người thợ ,cậu ta tham gia vào công-đoàn ,năm 45 tuổi ,Lula lập ra đảng Lao-Công.
Năm 2002 ,trong cuộc ứngcử tổng-thống ,khẩu hiệu của Lula là : Ba bữa cơm no cho tất cả những người trong quốc gia này. Và đắc cử làm Tổng Thống  xứ Brazil. Năm 2006 đắc cử nhiệm kỳ 2 ,cho 4 năm tới.
Trong 8 năm tại chức, Ông ta đã thực hiện đúng lời mình đã hứa :
-93% trẻ em và 83% người lớn ở nước này được no ấm.Thực hành đúng tâm niệm : giúp đời !!
Và nước Ba-tây dưới sự lãnh đạo của Ông đã không còn là "con khủng long nhai cỏ" mà đã trở nên "Con mãnh sư Mỹ Châu". Và xây nên  nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới.
 
Luiz Inácio Lula da Silva : đó là tên của vị tổng thống vừa giải nhiệm vào 31.12.2010 này .

   
__._,_.___

Saturday, March 3, 2012

HT. Thích Giác Hạnh

Năm rồng nói chuyện rồng - HT. Thích Giác Hạnh

Giới tướng - Phần 1/2 - Thích Giác Hạnh

Giới tướng - Phần 2/2 - Thích Giác Hạnh

Nghiệp chi phối chúng sanh

Phật pháp tùy duyên

Nhân duyên tái sanh 01

Nhân duyên tái sanh 02

Khai thị định cộng giới 01 Giảng sư: HT. Thích Giác Hạnh

Khai thị định cộng giới 02

Khai thị và trợ duyên - HT. Thích Giác Hạnh

Giá trị sự cầu nguyện - HT. Thích Giác Hạnh

Lợi ích việc giữ giới - HT. Thích Giác Hạnh - Phần 1/2

Lợi ích việc giữ giới - HT. Thích Giác Hạnh - Phần 2/2

Tam nghiệp thân khẩu ý - HT. Thích Giác Hạnh - Phần 1/2

Tam nghiệp thân khẩu ý - HT. Thích Giác Hạnh - Phần 2/2

Thỉnh chuyển pháp luân - HT. Thích Giác Hạnh

Sự Mầu Nhiệm Của Công Đức Niệm Phật - HT.Thích Giác Hạnh

Hãy chọn pháp tu - T Giác Hạnh

Ai cho ta bình an - HT. Thích Giác Hạnh

Tâm bệnh - HT. Thích Giác Hạnh

Cám ơn cuộc đời - HT. Thích Giác Hạnh - Phần 1/2

Cám ơn cuộc đời - HT. Thích Giác Hạnh - Phần 2/2

Chết đi về đâu - HT. Thích Giác Hạnh - 01

Chết đi về đâu - HT. Thích Giác Hạnh - 02A

Chết đi về đâu - HT. Thích Giác Hạnh - 02B

Sống hạnh phúc chết an vui - HT. Thích Giác Hạnh - Phần 1/2

Sống hạnh phúc chết an vui - HT. Thích Giác Hạnh - Phần 2/2

Công đức sinh thành - HT. Thích Giác Hạnh - Phần 1/2

Công đức sinh thành - HT. Thích Giác Hạnh - Phần 2/2

Nghe dễ mà tu khó - HT. Thích Giác Hạnh - Phần 1/2

Nghe dễ mà tu khó - HT. Thích Giác Hạnh - Phần 2/2

Niệm Phật để thành Phật - HT. Thích Giác Hạnh

Niệm Phật sám pháp - HT. Thích Giác Hạnh

Thuốc hay - HT. Thích Giác Hạnh

Khúc gỗ trôi sông - HT. Thích Giác Hạnh

Không chân-tay, không bỏ cuộc



Không chân-tay, không bỏ cuộc - phần 1

Không chân-tay, không bỏ cuộc - phần 2

Nick Vujicic Diễn Thuyết Tại Malaysia [ Thuyết Minh ]

Nick Vujicic Fully Living for Jesus Christ

Nicholas James Vujicic _No arms.._ No legs.._ No worries!.wmv

Nick Vujicic Life Without Limits

Nick Vujicic la Timisoara, biserica Elim

Nick Vujicic la Bucuresti - Evanghelizare

Nick Vujicic 力克·胡哲:我和世界不一樣 (中英字幕)

力克(Nick Vujicic)我和世界不一样 完整版 B

Nick Vujicic Hour of Power Grace

CHIẾN THẮNG BẢN THÂN (Clip cảm động về nghị lực)

No arms.., No legs.., No worries! - Nick Vujicic (HK)

Nick Vujicic en México 2011

Nick Vujicic - el día después del accidente de avión en Chile

BurkeLife Meets Nick Vujicic

Nick Vujicic interview with Bethany

Nick Vujicic gives the invocation before the Board of Supervisors

xxxxxxxxxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxxxxxxxxx

From: Quang Nguyen <duyquang45@yahoo.com>
Subject: [ChinhNghiaViet] NGƯỜI KHÔNG CHÂN TAY
To: "Dien Dan Tho Van" <thovan@yahoogroups.com>, "diendandantoc@yahoogroups.com" <diendandantoc@yahoogroups.com>, "DienDanPhuVan@yahoogroups.com" <DienDanPhuVan@yahoogroups.com>, "DHVKSG" <DaiHocVanKhoaSG@yahoogroups.com>, "YAMAHA" <XOM_NHA_LA_YAMAHA@yahoogroups.com>, "chinhnghiaviet@yahoogroups.com" <chinhnghiaviet@yahoogroups.com>, "phungsuxahoi" <PhungSuXaHoi@yahoogroups.com>, "BTGVQHVN-2" <BTGVQHVN-2@yahoogroups.com>, "meovat@yahoogroups.com" <meovat@yahoogroups.com>
Date: Sunday, February 26, 2012, 8:37 PM

NGƯỜI KHÔNG CHÂN TAY
Không chân không tay vẫn chơi đàn và dùng máy tính. Đó là cuộc sống của một thanh niên Đức có tên Christian (26 tuổi). Bởi ngay từ khi chào đời, cậu bé đã không có chân tay do bị khiếm khuyết về Gene. Mặc dù vậy, bằng một nghị lực phi thường anh vẫn tốt nghiệp THPT, chơi đàn và dùng máy tính...
Chơi đàn...
Mặc dù vậy, chàng thanh niên đến từ Mecklenburg Vorpommern - Đức không hề bị khuất phục trước số phận quá ư nghiệt ngã. Anh vẫn học tập, vui đùa, có nhiều bạn bè, và đặc biệt anh luôn có một trái tim đầy hoài bão.
Và giao tiếp với bạn bè qua internet
Khi phóng viên của báo Bild xuất hiện, Christian với cân nặng chỉ 19 kg, đang ngồi trên ghế sô pha ở phòng khách. Chủ nhà đã “chìa” cái vai bên phải của mình ra và nói: “Anh có thể đặt tay vào đây thay cho cái tay nhé!” Bắt nguồn từ đâu mà Christian lại có được một nghị lực, một khát vọng sống mãnh liệt đến vậy? Có lẽ mọi trở ngại, dù là nhỏ nhất trong cuộc sống, mà anh đã vượt qua làm cho anh mạnh mẽ hơn, bởi con người phi thường này đã phải vật lộn với cuộc đời ngay từ khi lọt lòng mẹ. Cha mẹ đẻ của Christian đã bỏ rơi đứa con tật nguyền của họ, ngay từ khi mới được sinh ra. Nhưng đến khi được 10 tháng tuổi, bé Christian đã được người mẹ nuôi có tên là Gisela (74 tuổi) nhận về nuôi dưỡng.
Christian (26 tuổi) bên người mẹ nuôi Gisela (74 tuổi).

Việc di chuyển trong nhà đã có mẹ nuôi đảm nhận.

Kể từ đó, mẹ Gisela đã trở thành “đôi chân” và “hai tay” của Christian, trở thành cái “máy gãi, thiết bị di chuyển, cái nút bấm và công tắc điều khiển…” của cậu con nuôi. Suốt 26 năm qua, người mẹ nuôi đầy lòng nhân ái này đã đánh răng, tắm giặt, chải tóc… cho Christian, và cần mẫn bế anh vào nhà vệ sinh, ngay cả khi bà đã ở vào tuổi 74. Phóng viên của báo Bild đã được chứng kiến cảnh bà Gisela tự tay nâng ly cà phê lên miệng con trai, Christian đã nói một cách hài ước rằng: “Vì cà phê mà uống bằng ống hút sẽ không thấy ngon”. Mặc dù là người khuyết tật, nhưng Christian vẫn được đến trường như các trẻ em bình thường khác, anh đã tốt nghiệp phổ thông với điểm trung bình 2,2 (Điểm 1 của Đức tương đương với điểm 9-10 của Việt Nam - ND). Christian có rất nhiều bạn bè, những ánh mắt tò mò không làm cho anh phiền lòng. Christian nói: “Tất nhiên là tôi nhận ra ánh mắt ấy, nhưng tôi làm quen với những người đó rất nhanh để rồi sau đó, chúng tôi được vui đùa cùng nhau”.
Christian lúc còn nhỏ. Ảnh : Tư liệu gia đình

Tại nhà, thế giới xung quanh của Christian được điều khiển bằng âm thanh. Anh chỉ cần ra các lệnh như: “Mở cửa, hạ rèm cửa sổ hay tắt đèn…” là lập tức được thực thi. Để viết thư điện tử cho bạn bè, Christian cần một thiết bị hỗ trợ để nhận tín hiệu từ miệng của người viết. Christian còn có thể chơi Keyboard và mơ ước một ngày nào đó sẽ được tham gia vào một buổi hòa nhạc. Chàng trai “vô chi” còn là một người rất thích bóng đá, anh đặc biệt thích câu lạc bộ Hansa Rostock. Anh cho biết : “Tôi có thể làm được nhiều điều như những người bình thường khác, sắp tới đây, tôi sẽ tham gia một khóa học về Ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thông ở Luebeck”.
Chiếc xe lăn này giúp cho anh di chuyển mỗi khi ra ngoài.

Để người giúp đỡ cho Christian có thể đưa anh đi đến nơi về đến chốn, cần phải chi 26.000 Euro để cải tiến chiếc xe ô tô, nhưng cơ quan bảo hiểm hưu trí từ chối thanh toán khoản chi này. Điều đó buộc Christian phải kiến nghị lên tòa án để đòi quyền lợi của mình, và còn vì tương lai của anh nữa. Christian với cái nhìn cương nghị đã bày tỏ mong muốn : “Tôi muốn tự lập, muốn tự mình kiếm ra tiền. Bởi đến một lúc nào đó, người mẹ thân yêu của tôi sẽ không thể chăm lo cho tôi được nữa. Một gia đình riêng sẽ đem lại cho tôi niềm vui vô hạn. Nhưng có ai biết được rằng, cái gì đang chờ ở phía trước…”
LÊ QUÂN








Các tác phẩm của Thanh Sơn


NHAC CHON LOC NHAC SI THANH SON AUDIO [DOWNLOADS]

Các tác phẩm của Thanh Sơn [audio]http://lyric.tkaraoke.com/1115/Thanh_Son/

[Paris By Night 83] LK Nỗi Buồn Hoa Phượng (Thanh Sơn)

Quang Lê & Hương Lan - Nỗi Buồn Hoa Phượng

LK Noi buon hoa phuong & Luu but ngay xanh

[Paris By Night 83] Ngợi Ca Quê Hương (NS Thanh Sơn)

[Paris By Night 83] Mùa Hoa Anh Đào - Dương Triệu Vũ (NS Thanh Sơn)

Tâm Ðoan - Mùa Hoa Anh Ðào

[Paris By Night 83] Thương Ca Mùa Hạ - Minh Tuyết (NS Thanh Sơn)

thuong ca mua ha

Thuong ca mua ha

Liên khúc Gợi nhớ quê hương,Về miền Tây

Bài ngợi ca quê hương - Phi Nhung

Bài Ngợi Ca Quê Hương - Đội múa Hoa Sen - Chùa Báo Ân (Orlando-Florida)

Ngợi ca quê hương em - Hương Thủy

Bạc Liêu hoài cổ - Phi Nhung

Bạc Liêu hoài cổ (Công tử Bạc Liêu)

Đoản xuân ca - Hương Thủy

Đoản ca xuân - Pha Lê Xanh

Hanh Trinh Tren Dat Phu Sa

hành trình trên đất phù sa- thúy ngân-thần đồng ca nhạc

mua hanh trinh tren dat phu sa

Hương Lan - Hình bóng quê nhà ( karaoke )

Hình bóng quê nhà - Hương Lan

Hình bóng quê nhà & Hương tóc mạ non - Ngọc Huyền & Đặng Thế Luân

Lưu Bút Ngày Xanh

LUU BUT NGAY XANH - NGOC SON

TV - Mười Năm Tái Ngộ - Tuấn Vũ

MƯỜI NĂM TÁI NGỘ (MẠNH ĐÌNH - MẠNH QUỲNH)

Nhật Ký Đời Tôi - Giao Linh

Nhật ký đời tôi - Hương Lan

Thanh Tuyền - Hạ buồn

Đôi Lời Với Huế - ĐÌNH TRÍ

xxxxxxxxxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Thanh Sơn (nhạc sĩ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Thanh Sơn (nhạc sĩ)
Tên khai sinh Lê Văn Thiện
Sinh 1 tháng 5, 1940 (71 tuổi)
Sóc Trăng
Nghề nghiệp Nhạc sĩ, ca sĩ
Thể loại Nhạc vàng, Nhạc quê hương
Ca khúc tiêu biểu Hình bóng quê nhà, Nỗi buồn hoa phượng, Hành trình trên đất phù sa, Thương về cố đô
Thanh Sơn tên thật Lê Văn Thiện, là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông được biết đến từ thập niên 1960 với những ca khúc trữ tình nói về tuổi học trò[1][2][3], khoảng thời gian sau, ông nổi tiếng là "nhạc sĩ của miền Tây"[4] với những bài nhạc mang âm hưởng dân ca Nam bộ.[3][1]

Mục lục

[sửa] Tiểu sử

Lê Văn Thiện sinh ngày 1 tháng 5 năm 1938 tại Sóc Trăng, là con thứ mười trong một gia đình có 12 anh chị em. [1]
Ông lớn lên ở Sóc Trăng, với một lòng ưa thích ca hát. Ông học nhạc từ hồi tiểu học với thầy Võ Đức Phấn (em ruột nhạc sĩ Võ Đức Thu). Gia đình ông bấy giờ có che giấu cán bộ Việt Minh, do đó bị ruồng bố gắt gao, ông phải rày đây mai đó.[3][1]
Năm 1955, thầy Phấn mất, ông lên Sài Gòn học nhạc với thầy Lê Thương và nuôi ước mơ trở thành ca sĩ. Tại thành phố này, ông đã làm nhiều công việc như làm thuê, ở mướn,..[3]
Đến năm 1959, ông đăng ký tham dự cuộc tuyển lựa ca sĩ của Đài phát thanh Sài Gòn, và đoạt giải nhất. Ban giám khảo cuộc thi đó có những tên tuổi như: Dương Thiệu Tước, Võ Đức Thu, Thẩm Oánh, Nghiêm Phú Thi.[3] Sau khi đoạt giải ông được mời đi hát trong ban Tiếng tơ đồng của Hoàng Trọng.
Trở thành ca sĩ, ông mày mò học sáng tác nhạc với cuốn "Để sáng tác một ca khúc" của Hoàng Thi Thơ. Những người giúp đỡ ông trong giai đoạn này có Hoàng Trọng, Nguyễn Hiền, Văn Phụng...[3]
Ca khúc đầu tiên của ông là "Tình học sinh", ra đời năm 1962, tuy nhiên chẳng được một ai lưu ý[3]. Đến năm sau, "Nỗi buồn hoa phượng" ra đời, trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất viết về mùa hè thời đó. Tiếp theo là những ca khúc viết về đề tài học sinh: Ba tháng tạ từ, Màu áo hoa phượng, Lưu bút ngày xanh, Hạ buồn, Ve sầu mùa phượng.., ngoài ra còn có nhạc trữ tình: Nhật ký đời tôi, Trả lại thời gian, Mùa hoa anh đào..., những ca khúc này được nhiều tầng lớp khán giả đón nhận.
Năm 1963, ông bỏ hẳn nghề ca sĩ để chuyên tâm sáng tác. Từ 1973, nhạc của ông bắt đầu chuyển hướng sang đề tài quê hương.[1]
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhạc của ông bớt đi thiên hướng trữ tình.[3] Bắt đầu từ thập niên 1990, những ca khúc mang âm hưởng dân ca của ông được đón nhận, gợi mở cho ông một hướng sáng tác mới đó là tiếp tục khai thác chất liệu dân ca Nam Bộ. Nhạc của ông lúc này chú trọng về ca từ, trong bài có nhiều âm sắc, phương ngữ đặc trưng Nam bộ. Nhiều bài hát trong giai đoạn này trở nên rất nổi tiếng như Hình bóng quê nhà, Hành trình trên đất phù sa, Bạc Liêu hoài cổ,...
Từ năm 2000 đến nay, ông làm phụ trách biên tập chương trình cho Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông.
Năm 2007, kỷ niệm năm Thanh Sơn 69 tuổi, Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đêm nhạc mang tên ông.[3]
Năm 2009, ông có bay sang Hoa Kỳ để thực hiện cuộc phỏng vấn với Thúy Nga Paris By Night.
Cho đến nay, qua nhiều giai đoạn, ông đã viết trên 500 bài hát[1] với nhiều bài trở nên rất quen thuộc trong dân chúng.[2]

[sửa] Tác phẩm

Nhạc của Thanh Sơn thời kỳ đầu thường nói về tình cảm của tuổi học trò[1], trong đó nổi tiếng hơn hết là những bài về mùa hè[3]. Bài "Nỗi buồn hoa phượng" được ông tâm đắc nhất[1] với những câu ca chân tình rất quen thuộc:
Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương...
Nhạc về mùa hè của ông thường nói về nỗi buồn, khi hè sang, phượng nở, bạn bè rồi chẳng gặp nhau... Nỗi buồn đó đôi khi là hoài niệm về mùa hè học trò, như trong "Lưu bút ngày xanh":
Lòng xao xuyến mỗi khi hoa phượng rơi
Nhắc lại câu chuyện buồn
Trường còn kia ôi mái đổ tường rêu
Nơi kỷ niệm êm ái...
Nhưng ngoài đề tài học trò, ông còn có nhiều tác phẩm ở một số chủ đề khác, như những ca khúc trữ tình ca ngợi thiên nhiên:
Mùa xuân sang có hoa anh đào
Màu hoa tôi trót yêu từ lâu... (Màu hoa anh đào)
Nghe xuân sang thấy trong lòng chứa chan
Tiếng pháo vui vang đó đây nghe rộn ràng... (Đoản xuân ca)
...hay những bài nhạc vàng uỷ mị, ướt át hơn, nói về tình yêu, than trách số phận, viết theo điệu boléro:
Ngược thời gian trở về quá khứ
Phút giây chạnh lòng
Bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu ân tình
Chỉ còn lại con số không (Nhật ký đời tôi)
Thời gian trước 1973, lời ca của ông chịu ảnh hưởng của nhạc vàng: chân thật, giản dị, ít trau chuốt,.. Đến khi ông chuyển hướng sang nhạc quê hương, lời ca mới được chú trọng - theo chính ông nhìn nhận[3].
Bài "Hình bóng quê nhà" rất nổi tiếng với nhiều hình ảnh gợi cảm, ngôn từ được chọn lựa, nhưng cũng rất mộc mạc, trữ tình:
Về tới đầu làng, con chim sáo nhỏ hót vang rộn ràng
Qua nhịp cầu tre, qua mấy con đê thắm đượm tình quê...
Nhiều bài hát được viết để hát bằng giọng Nam bộ, với những điệu hò, điệu ru rất quen thuộc với người miền Nam:
Ơi hò ơi ví dầu thương những con đò bên hàng dừa xanh,
Thương nhiều chiếc áo bà ba,
Vai nặng gánh lúa lúc tan chợ chiều,
Bên mái tranh nghèo nghe bìm bịp kêo nước lớn nước ròng... (Gợi nhớ quê hương)
Hò ơ..
Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn trầu, về sông ăn cá
về sông ăn cá, về đồng ăn cua... (Hình bóng quê nhà)
Ngoài ra, Thanh Sơn cũng thường đem những địa danh, những đặc sản, những chuyện truyền kỳ của dân gian vào nhạc, như là một cách quảng bá hình ảnh miền quê xứ đó:
Quýt Cái Bè nổi tiếng ngọt ngây
Ai ăn rồi nhớ mãi miền Tây (Hành trình trên đất phù sa)
Nghe tiếng đờn ai đưa sáu câu
Như sống lại hồn Cao Văn Lầu
Về Bạc Liêu danh tiếng ôn lại giấc ngủ vàng son
Một thời để nhớ ngày đó xa rồi (Bạc Liêu hoài cổ)
Nghe danh Công tử Bạc Liêu đốt tiền nấu trứng, tỏ ra mình giàu (Bạc Liêu hoài cổ)
Ông đã viết nhạc cho hầu khắp các địa danh ở miền Nam, chỉ trừ Tiền Giang, theo ông: "chưa viết được vì hai chữ Tiền Giang đưa vào nhạc khó quá. Tôi sẽ cố gắng tìm cho ra cái tứ để ca ngợi mảnh đất Tiền Giang trong thời gian tới".[1]
Ngoài nhạc về miền Nam, ông còn viết một số bài ca ngợi các miền khác, như bài "Non nước hữu tình" (miền Bắc), "Trở lại thành phố sương mù", "Thương về cố đô", "Đôi lời gửi Huế" (miền Trung), "Quê hương 3 miền" (cả 3 miền). Trong đó có bài rất nổi tiếng, như "Thương về cố đô":
Người đi chốn xa thương về Cố Đô
Thương tà áo trắng thương mấy câu hò
Và giọng cười, vành nón Kim Luông
Ôi nắng chiều Vỹ Dạ thoáng buồn
Ngự Bình chơ vơ nhìn sông Hương
Trong suốt thời gian từ thập niên 1970 tới thập niên 1990, Thanh Sơn là một trong những nhạc sĩ năng nổ nhất của miền Nam với những bài nhạc ca ngợi quê hương. Trong một bài phỏng vấn năm 2006, ông cho biết, dòng nhạc quê hương vẫn đang được ông phát triển[3].

[sửa] Bài hát nổi tiếng

Một số tác phẩm được nhiều người yêu thích:
Trước 1975
  • Nỗi buồn hoa phượng
  • Nhật ký đời tôi
  • Lưu bút ngày xanh
  • Mùa hoa anh đào
  • Gởi cố nhân đôi lời
  • Gót phiêu du
  • Phượng buồn
  • Hát nữa đi em
  • Đoản xuân ca
  • Thương ca mùa hạ
  • Vầng trán suy tư
  • Bài ngợi ca quê hương
Sau 1975
  • Hình bóng quê nhà
  • Thương về cố đô
  • Gợi nhớ quê hương
  • Bạc Liêu hoài cổ
  • Áo trắng Gò Công
  • Non nước hữu tình
  • Hương tóc mạ non
  • Hồn quê
  • Hành trình trên đất phù sa

[sửa] Danh mục nhạc phẩm

Bảng sau đây liệt kê một phần trong số những sáng tác của Thanh Sơn:
  • Áo mới Cà Mau
  • Áo trắng Gò Công
  • Ba tháng tạ từ
  • Bạc Liêu hoài cổ
  • Bài ca Xuân
  • Bài ngợi ca quê hương
  • Chạnh lòng
  • Chiều mưa Kiên Giang
  • Chiều mưa xứ dừa
  • Chiều qua phố cũ
  • Chuyện tình hoa bướm
  • Chuyện tình quán bên hồ
  • Đoản Xuân ca
  • Đọc tin trên báo
  • Đời hợp tan
  • Đôi lời với Huế
  • Dối lòng
  • Em vẫn nhớ trường xưa
  • Em về qua bến Bắc
  • Gót phiêu du
  • Gợi nhớ quê hương
  • Hạ buồn
  • Hành trình trên đất phù sa
  • Hận tha la
  • Hình bóng quê nhà
  • Hoa tím ngày xưa
  • Hương tình cũ
  • Hương lúa Hậu Giang
  • Hương tóc mạ non
  • Lưu bút ngày xanh
  • Mầu áo hoa phượng
  • Màu hoa anh đào
  • Mười năm tái ngộ
  • Ngày Xuân tái ngộ
  • Nhật ký đời tôi
  • Nhớ cố hương
  • Như lục bình trôi
  • Những vùng đất mang tên anh
  • Nỗi buồn hoa phượng
  • Non nước hữu tình
  • Sóc Sà Bay Sóc Trăng
  • Thăm những vùng địa sử
  • Thị trấn mù sương
  • Thương ca mùa hạ
  • Thương về Cố đô
  • Tình em Tháp Mười
  • Tình hững hờ
  • Trả lại thời gian
  • Trở lại thành phố sương mù
  • Vầng trán suy tư
  • Xuân đẹp làm sao
  • Yêu dấu Hà Tiên
  • Yêu tiếng hát ngày xưa

xxxxxx xxxxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxx

Thanh Sơn (nhạc sĩ) – Wikipedia tiếng Việt

vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_Sơn_(nhạc_)Cached - Similar - Translate this page
Thanh Sơn tên thật Lê Văn Thiện, là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông được biết đến từ thập niên 1960 với những ca khúc trữ tình nói về tuổi học trò, khoảng thời gian ...

Những bài hát của nhạc sĩ Thanh Sơn

lyric.tkaraoke.com/1115/Thanh_Son/Cached - Similar - Translate this page
Áo Trắng Gò Công Bài này có nhạc nghe Hát karaoke. Tác giả: Thanh Sơn Ca sĩ thể hiện: Trọng Phúc; Ngọc Sơn Nhớ tà áo trắng Gò Công. Nhớ màu cát khô ...

Nhạc sĩ Thanh Sơn bị liệt nửa người

www.zing.vn/.../nhac.../nhac-si-thanh-son.../a1127...Cached - Translate this page
18 Tháng 4 2011 – Tác giả của ca khúc ”Nỗi buồn hoa phượng” đang khoẻ mạnh và dìu dắt người cháu là ca sĩ trẻ Khôi Nguyên vào nghề thì bất ngờ bị tai biến ...

Nhạc sĩ Thanh Sơn bị liệt nửa người | Tiêu điểm | Người Lao Động ...

nld.com.vn/.../nhac-si-thanh-son-bi-liet-nua-nguoi...Cached - Translate this page
13 Tháng 4 2011 – Sau một tuần nhập viện cấp cứu vì tai biến mạch máu não, nhạc sĩ Thanh Sơn, tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng: Tuổi học trò, Nỗi buồn hoa ...