Bác Sĩ và Lương Tâm — Cứu Người Trên Máy Bay
September 25, 2012
Hành khách là một thanh niên trẻ đang mang ống nghe (headphone, Kopfhörer) xem phim vui trong chuyến máy bay hàng không
trên tuyến đường bay từ phi trường J. Kennedy ở New York City đến phi
trường Frankfurt am Main, Germany vào một ngày của tháng 08 năm 2006 sau
một chuyến viếng thăm khoảng 10 ngày thành phố New York và thăm đứa em
gái đang học ở đại học New York University, Stern School of Business.
Lúc
bấy giờ máy bay đang ở cao độ khoảng 30.000 feet (khoảng 10 km) cách
mặt biển Đại Tây Dương sau khoảng 4 giờ đồng hồ bay. Bầu trời bên ngoài
đã tối hẳn, hành khách không thấy gì ngoài không gian đen nghịt. Hầu hết
hành khách đang ru hồn trong những giấc ngũ chập chờn. Nhưng cũng có số
người đọc báo hoặc xem phim v.v. Không khí trong máy bay tương đối yên
lặng. Có lẽ ai ai cũng mong đợi máy bay đến nơi sớm, hạ cánh an toàn.
Bổng
nhiên có những chiêu đãi viên hàng không với vẻ mặt lo lắng trước một
hành khách trạc tuổi khoảng 43, người Gia Nã Đại, đang nằm dài bất tỉnh
trên lối đi giữa hai hàng ghế ngồi. Có những hành khách khác đứng gần đó
xầm xì về bệnh nhân. Mỗi lúc tiếng ồn càng lớn và càng lan ra khắp mọi
nơi trong máy bay. Người thanh niên đang xem phim vội vứt ống nghe xuống
và chạy nhanh lại nơi người hành khách đang nằm ngăn cản lối đi thì bị
một nữ chiêu đãi viên hàng không ngăn cản thanh niên nầy lại và nói bằng
tiếng Anh:
- Xin lỗi, mời ông tránh ra xa vì một hành khách đang bất tỉnh, khá nghiêm trọng !
Thanh niên đáp lại:
- Thưa bà, tôi là bác sĩ .
Đồng thời người thanh niên thò tay vào túi quần để lấy Thẻ Bác Sĩ đang hành nghề để trình cho chiêu đãi viên xem. Thanh niên chưa kịp đưa thẻ thì nữ chiêu đãi viên đã nhanh miệng nói với giọng ngạc nhiên:
- Ô, thế thì tốt quá, xin nhờ Bác Sĩ cứu giúp hành khách nầy. Chiêu đãi viên hàng không vừa nói vừa đưa mắt hướng về hành khách bệnh nhân đang nằm ngăn cản lối đi.
- Xin lỗi, mời ông tránh ra xa vì một hành khách đang bất tỉnh, khá nghiêm trọng !
Thanh niên đáp lại:
- Thưa bà, tôi là bác sĩ .
Đồng thời người thanh niên thò tay vào túi quần để lấy Thẻ Bác Sĩ đang hành nghề để trình cho chiêu đãi viên xem. Thanh niên chưa kịp đưa thẻ thì nữ chiêu đãi viên đã nhanh miệng nói với giọng ngạc nhiên:
- Ô, thế thì tốt quá, xin nhờ Bác Sĩ cứu giúp hành khách nầy. Chiêu đãi viên hàng không vừa nói vừa đưa mắt hướng về hành khách bệnh nhân đang nằm ngăn cản lối đi.
BS Nguyễn văn Phúc [Medical Doctor, năm 2005]
Tức
thì, người thanh niên đã yêu cầu nữ chiêu đãi viên mang đến hộp cứu
thương và bình dưỡng khí, đồng thời dùng những ngón tay bắc mạch bệnh
nhân. Mạch tại cổ tay của bệnh nhân không nhảy, tại yết hầu trên cổ cũng
không có, ở ngực cũng chẳng nghe động tịch gì. Mặc dù gương mặt của bác
sĩ rất bình tỉnh nhưng trước tình thế như vậy bác sĩ đã cũng thấy hơi
lo lắng cho số phận hành khách nầy. Lúc bấy giờ máy bay đang ở trên
không phận của Đại Tây Dương, tịch mịch, không thể nào đáp ngay xuống
đất để cấp cứu bệnh nhân được mặc dù tình trạng của bệnh nhân có nguy
kịch đến đâu. Nếu có sự yêu cầu của bác sĩ cấp cứu, nhanh lắm là máy bay
chỉ có thể đáp xuống phi trường nào gần nhất khi máy bay bắt đầu vào
không phận đất liền.
Ít
nhất cũng mất khoảng trên 4 giờ đồng hồ bay nữa. Với kinh nghiệm làm
việc sẵn có, bác sĩ đã nhanh tay cởi quần của hành khách bất tỉnh đó và
bắc mạch tại hán. Trong lòng bác sĩ cảm thấy vui vì mạch của bệnh nhân
còn đập mặc dù đập rất yếu ớt. Thế thì còn nước còn tác. Khi bình dưỡng
khí vừa được nữ chiêu đãi viên mang tới, bác sĩ đã cho bệnh nhân thở
dưỡng khí ngay. Đồng thời bác sĩ đã nhờ một hành khách ngồi gần bên cạnh
bệnh nhân giữ 2 chân bệnh nhân trên độ cao vừa phải để cho máu trong cơ
thể bệnh nhân nhanh chảy lại về tim. Song vào đó bác sĩ đã dùng hai bàn
tay ấn mạnh từng nhịp lên ngực bệnh nhân. Sau những phút với phương
pháp cấp cứu, bác sĩ đã thấy gương mặt bệnh nhân thay đổi từ xanh mét
trở nên tươi từ từ trở lại. Lúc bấy giờ bác sĩ dùng ống nghe mạch tim
trong hộp cấp cứu để đo mạch của bệnh nhân thì thấy mạch tim bắt đầu đập
từ từ đều đặn hơn. Sau khoảng 7 phút tiếp tục cấp cứu thì bệnh nhân đã
hồi tỉnh trở lại. Bác sĩ đã dìu bệnh nhân về chổ ngồi và theo dõi tiếp
tục tình trạng bệnh nhân qua những sự dò hỏi về tình trạng sức khoẻ của
bệnh nhân đã có trong quá khứ như thế nào để bác sĩ viết biên bản bằng
Anh ngữ và có những lời đề nghị cần thiết đối với bệnh nhân khi máy bay
đáp xuống phi trường. Sau khi viết biên bản, bác sĩ đọc cho bệnh nhân
nghe rồi bệnh nhân ký xác nhận và biên bản cũng được trao cho phi hành
đoàn.
Trong
lúc bác sĩ đang cấp cứu bệnh nhân, có những hành khách lo xa nói rằng:
Không biết có phải người đó là bác sĩ thật không mà trông thấy trẻ quá.
Nhưng có người lại nói: Ông ấy thấy trẻ mà cấp cứu lành nghề như vậy thì
chắc chắn là bác sĩ rồi. Một nữ hành khách trẻ tuổi khác ngồi kế bên
bác sĩ trước khi xảy ra sự việc thì đã trò chuyện với người thanh niên
trẻ nầy và cũng đã được biết người thanh niên đó thật sự là bác sĩ và cô
ta đã nói ra cho mọi người nghe: Thanh niên ấy thật sự là một bác sĩ
đấy quý vị. Xin quý vị yên tâm.
Sau
khi bệnh nhân bắt đầu tỉnh trở lại thì có một bác sĩ người Gia Nã Đại
khá lớn tuổi (tuổi đã về hưu) cũng vội đến. Đến nơi ông thấy bác sĩ trẻ
tuổi cấp cứu khá lành nghề nên ông cũng cảm thấy vui mừng rằng đồng
nghiệp đã cứu người. Sau đó, tất cả hành khách trên máy bay đều vỗ tay
vang dội tán thưởng những hành động cứu người của bác sĩ đến từ Đức quốc
giống như chuyện phim vậy.
Thanh niên với hành động cứu người ấy là Bác sĩ Nguyễn văn Phúc (Medical Doctor), là một thuyền nhân (boat people) Việt Nam, theo gia đình qua Tây Đức lúc 18 tháng. Bác sĩ đã tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại đại học Giessen, Cọng Hoà Liên Bang Đức năm 2005 lúc 26 tuổi. Sau đó làm việc tại bệnh viện St. Vincenz ở Limburg, Tây Đức. Tại bệnh viện bác sĩ Phúc phải làm việc ở tất cả lãnh vực thuộc phân khoa nội thuơng, cấp tính và ở phòng cấp cứu để sớm hoàn tất Bác sĩ Chuyên Khoa Nội Thương.
Được biết, bác sĩ Nguyễn văn Phúc đã tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa Nội Thương vào tháng 8 năm 2011 và sau đó đã mở phòng mạch tư tại Đức quốc. Khi còn là học sinh Trung học, học sinh Nguyễn văn Phúc đã đi du học tại Mỹ. Khi theo học ngành Y khoa sinh viên Nguyễn văn Phúc đã làm thực tập nhiều tháng tại các bệnh viện ở Anh quốc, Việt Nam và Úc châu cũng như tại CHLB Đức. Bác sĩ Nguyễn văn Phúc có nguồn gốc của Núi Ấn Sông Trà.
Tưởng cũng nên nói thêm rằng, muốn mở phòng mạch bác sĩ ngành Nội Thương tại Cọng Hoà Liên Bang Đức, trước hết phải mất 13 năm học từ Tiểu học đến khi tốt nghiệp bậc Trung học Phổ Thông (Gymnasium). Thông thường, với văn bằng Tú Tài điểm tốt “A=very good” hoặc “B= good” thì có thể nộp đơn xin vào các đại học ngành Y Khoa để được tuyển chọn. Ngày xưa phải nộp đơn ở Trung Tâm cứu xét và phân phối chổ học: (ZVS: Zentralstelle für die Vergabe von Studienplätzen). Chương trình học Y Khoa tại CHLB Đức kéo dài 6 năm, không kể phần thực tập ở bệnh viện trước khi được vào học ngành y khoa. Sau khi tốt nghiệp ngành y khoa thì trở thành bác sĩ Y khoa (Medical Doctor) tổng quát. Nếu bác sĩ muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa thì phải làm việc tại một bệnh viện vừa làm vừa học theo phân khoa của mình. Đối với phân khoa nội thương là lâu nhất, kéo dài 6 năm. Sau 6 năm, bác sĩ phải trải qua một kỳ thi do Hội đồng Y khoa khảo hạch. Hội đồng thi gồm những Giáo sư Bác sĩ Y Khoa trong ngành. Nếu tốt nghiệp thì bác sĩ đó được cấp văn bằng Bác sĩ Chuyên khoa Nội Thương (Facharzt für innere Medizin). Với văn bằng đó bác sĩ mới được phép xin mở phòng mạch. Mở phòng mạch tư phải có sự chấp thuận của Hội Đồng Bác sĩ Tiểu Bang (Landesärztekammer) nếu địa phương đó thiếu phòng mạch. Thông thường thì bác sĩ chuyên khoa sang lại những phòng mạch của các bác sĩ về hưu trí.
Nguyễn Văn Phảy Thanh niên với hành động cứu người ấy là Bác sĩ Nguyễn văn Phúc (Medical Doctor), là một thuyền nhân (boat people) Việt Nam, theo gia đình qua Tây Đức lúc 18 tháng. Bác sĩ đã tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại đại học Giessen, Cọng Hoà Liên Bang Đức năm 2005 lúc 26 tuổi. Sau đó làm việc tại bệnh viện St. Vincenz ở Limburg, Tây Đức. Tại bệnh viện bác sĩ Phúc phải làm việc ở tất cả lãnh vực thuộc phân khoa nội thuơng, cấp tính và ở phòng cấp cứu để sớm hoàn tất Bác sĩ Chuyên Khoa Nội Thương.
Được biết, bác sĩ Nguyễn văn Phúc đã tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa Nội Thương vào tháng 8 năm 2011 và sau đó đã mở phòng mạch tư tại Đức quốc. Khi còn là học sinh Trung học, học sinh Nguyễn văn Phúc đã đi du học tại Mỹ. Khi theo học ngành Y khoa sinh viên Nguyễn văn Phúc đã làm thực tập nhiều tháng tại các bệnh viện ở Anh quốc, Việt Nam và Úc châu cũng như tại CHLB Đức. Bác sĩ Nguyễn văn Phúc có nguồn gốc của Núi Ấn Sông Trà.
Tưởng cũng nên nói thêm rằng, muốn mở phòng mạch bác sĩ ngành Nội Thương tại Cọng Hoà Liên Bang Đức, trước hết phải mất 13 năm học từ Tiểu học đến khi tốt nghiệp bậc Trung học Phổ Thông (Gymnasium). Thông thường, với văn bằng Tú Tài điểm tốt “A=very good” hoặc “B= good” thì có thể nộp đơn xin vào các đại học ngành Y Khoa để được tuyển chọn. Ngày xưa phải nộp đơn ở Trung Tâm cứu xét và phân phối chổ học: (ZVS: Zentralstelle für die Vergabe von Studienplätzen). Chương trình học Y Khoa tại CHLB Đức kéo dài 6 năm, không kể phần thực tập ở bệnh viện trước khi được vào học ngành y khoa. Sau khi tốt nghiệp ngành y khoa thì trở thành bác sĩ Y khoa (Medical Doctor) tổng quát. Nếu bác sĩ muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa thì phải làm việc tại một bệnh viện vừa làm vừa học theo phân khoa của mình. Đối với phân khoa nội thương là lâu nhất, kéo dài 6 năm. Sau 6 năm, bác sĩ phải trải qua một kỳ thi do Hội đồng Y khoa khảo hạch. Hội đồng thi gồm những Giáo sư Bác sĩ Y Khoa trong ngành. Nếu tốt nghiệp thì bác sĩ đó được cấp văn bằng Bác sĩ Chuyên khoa Nội Thương (Facharzt für innere Medizin). Với văn bằng đó bác sĩ mới được phép xin mở phòng mạch. Mở phòng mạch tư phải có sự chấp thuận của Hội Đồng Bác sĩ Tiểu Bang (Landesärztekammer) nếu địa phương đó thiếu phòng mạch. Thông thường thì bác sĩ chuyên khoa sang lại những phòng mạch của các bác sĩ về hưu trí.
viết theo lời kể
Bác sĩ Phúc quê gốc ở Quảng Ngãi, miền Trung Việt Nam. Chúc Bs Phúc luôn Khỏe mạnh Vui tươi Hạnh Phúc !
ReplyDelete