Ven đường Lê Văn Lương kéo dài ở Hà Nội, có một đoạn ống cống bỏ hoang. Đó là chỗ ngủ của ông Nguyễn Hữu Định, cha thủ khoa Đại học Y Hà Nội năm nay. 10 năm qua ông lang thang ở gầm cầu, nhà vệ sinh, nắp cống mưu sinh nuôi 4 con ăn học.
Ông Định (thôn Động Phí, Phương Tú, Ứng Hòa, Hà Nội) tâm sự, đã ở khu
vực này 7 tháng. Ban đầu ông ngủ trong một cái lán dựng từ những tấm
phên nhặt về. Sau nhà thầu giải phóng mặt bằng hất đổ đi, thay vào đó,
một cái ống cống xuất hiện. Thấy cái cống to, rộng, kín một đầu, ông nảy
ra ý định chui vào đó ngủ.
Ông đổ đất vào một phần cống rồi chèn gạch, kê vài thanh gỗ nhặt được, cuối cùng trải chiếc chiếu lên làm chỗ ngủ. Tài sản của ông ngoài chiếc xe máy và cái bơm luôn mang theo người thì trong "nhà" chỉ còn vài bộ quần áo cũ. "Ngủ trong cái cống an tâm hơn nhiều. Dạo trước ngủ trong lán, cứ trời mưa là mấy cái cọc rung rung làm tôi chẳng dám ngủ", ông nói về nơi mấy tháng nay đã trở thành "ngôi nhà" của mình.
Ngôi nhà tạm của ông đã vậy, ngôi nhà chính của gia đình ông ở thôn Động Phí cũng chẳng khá hơn. Xen giữa những ngôi nhà tầng, nhà ngói rộng rãi khác là căn nhà rộng chừng 20 m2 của ông. Nhà chỉ có 2 gian, nền sụt lún như lòng chảo, 4 góc tường loang lổ, chi chít mảng xi măng chắp vá. Dù nền nhà đã được trải một lớp giấy dán tường và chiếc chiếu nhưng cảm giác ẩm ướt vẫn như vừa sau mưa. Trong nhà, ngoài chiếc tivi đời cũ thì không còn thiết bị điện tử nào khác.
Ông Định cho biết vợ chồng ông có 4 người con. Hai con gái đầu đang học Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn và Cao đẳng du lịch. Hai con út là cặp song sinh Tiến, Tiền. Kỳ thi đại học này, cặp song sinh Tiến, Tiền đậu cao. Người anh Nguyễn Hữu Tiến là một trong những thủ khoa của Đại học Y Hà Nội với 29,5 điểm, còn cậu em Nguyễn Hữu Tiền cũng đỗ Đại học Bách khoa với 26 điểm.
"Ngày vui của hai em vậy đó nhưng các chị nó không dám về". Lời ông vừa nói ra làm tắt lịm nụ cười con trẻ. Cũng dễ hiểu, bởi nhà chật lại chỉ có một chiếc giường. Bình thường, khi không có ai ở nhà, Tiến và Tiền ngủ cùng mẹ trên chiếc giường nhỏ. Mỗi lúc các chị về, hai cậu học xong nằm luôn dưới nền nhà nhấp nhô.
"Tôi đúng là người cha không tốt. Nghe tin con được điểm cao, tôi tự hào nhưng lại buồn ngay. Các chị lớn của chúng đi học đã chật vật, giờ sức đâu để gánh thêm hai đứa nhỏ", ông Định thành thật tâm sự.
Nhà ông Định có 8 sào ruộng, chỉ đủ nuôi 7 miệng ăn và mẹ già hơn 90 tuổi. Vậy nên từ nhiều năm trước, ông đã lên tận miền Tây Bắc xẻ gỗ, dựng nhà cho bà con dân tộc. "Ngày đó một năm tôi chỉ về nhà được mấy ngày, cũng chẳng thể bảo ban, chăm sóc được gì cho bọn nhỏ. Tự chúng biết thân mà học thôi", ông nói.
10 năm trở lại đây, người cha của cậu thủ khoa kiếm sống trong thành phố bằng các công việc bốc vác, xe ôm, bơm vá xe đạp, xe máy dọc đường Cầu Giấy, đường Láng, Lê Văn Lương. Tính chất công việc thất thường, mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục, quá lắm được hơn trăm nghìn. Vậy nên ông lựa cách ăn cơm bụi, ngủ gầm cầu, nhà vệ sinh công cộng cho đỡ tiền trọ. Vài tháng nay, ông chuyển địa bàn làm ăn xuống cuối đường Lê Văn Lương kéo dài kiếm sống.
Mỗi ngày, ông đóng 30.000 đồng cho mấy người hàng xóm ở lều cạnh đó nhờ
nấu cơm hộ, ngoài ra không mất thêm đồng gì khác. "Trước kia, tôi hay
tắm ở các bể nước nhà vệ sinh công cộng, lau chùi luôn nhà vệ sinh hộ
người ta. Giờ ở đây nên vào khu công nhân tắm nhờ. Đều cùng cảnh làm
thuê nên họ cũng thoải mái", đôi mắt của ông hoe đỏ.
Ở quê, bà Thanh - vợ ông cũng vất vả không kém. Bà cùng cặp sinh đôi lo toan mọi việc đồng áng, nhà cửa. Mỗi ngày, bà đi vặt lông vịt thuê kiếm thêm. "Thường thì vặt từ 12h đêm đến 8h sáng, kiếm khoảng 70.000 đồng", mẹ của cậu thủ khoa Đại học Y cho biết.
Nhổ lông vịt nhiều năm khiến từ khuỷu tay của bà trở xuống chi chít nốt đỏ đã thành mãn tính. Từng bôi thuốc mà không đỡ, giờ thì bà cũng đã thôi ý định chữa bệnh vì vẫn phải tiếp tục làm công việc đó. "Nó ngứa lắm nhưng tôi phải luôn dặn lòng không gãi, không xem đó là cánh tay trên thân thể mình thì cơn ngứa mới qua đi", bà Thanh tâm sự.
Quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, thế nhưng cái nghèo vẫn cứ đeo bám. Từ ngày hai con gái đi học, hầu như gia đình không dư ra đồng nào mà số nợ lại tăng lên. Nhiều khi con gái chỉ xin vài trăm nghìn cũng phải đi vay lãi.
"Không như người ta gửi tiền cho con tháng một, nhà tôi có đồng nào thì cho con đồng đó. Tôi mang lên cổng trường cho cháu hay chúng bắt xe buýt xuống đầu đường này lấy. Chúng xấu hổ cũng không dám dẫn bạn về nhà. Vợ chồng tôi cũng tương tự, mong con về, ăn một bữa cơm gia đình nhưng rồi lại lo vì kiểu gì ngày mai con đi cũng phải cho cháu ít tiền, ít đồ ăn", ông kể.
Bề ngoài giống hệt cậu em song sinh Nguyễn Hữu Tiền, song thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến nhìn kỹ thấy đen, mặt gầy hơn. Hai em thu hút người đối diện với vẻ khôi ngô, nụ cười má lúm cùng cách nói chuyện mộc mạc.
"Em thường học từ 8h tối đến 1h sáng, mỗi tối làm 3 đề Toán, Lý hoặc Hóa, sau đó xem lại. Còn Tiền học ít hơn. Trên lớp nó cũng không tập trung nghe giảng bằng em. Trước nay em luôn hơn nó nên kết quả này cũng không bất ngờ", Tiến thật thà chia sẻ.
Tiền cười hiền cho biết, từ nhỏ hai anh em đã độc lập học tập. Chỉ khi có bài tập khó mới bàn bạc. Học lực không bằng anh nhưng Tiền vẫn luôn nằm trong top 20 của trường. Cả hai em đều đồng hạng giải nhì trong cuộc thi Toán cấp thành phố năm nay.
Cặp song sinh chỉ có một cái bàn học cũ được cho để đựng sách vở. Ngày lớp 10 cũng chỉ có một cái bàn gấp trị giá vài chục nghìn hai anh em thay nhau học. Về sau người hàng xóm cho thêm cái nữa. Ngoài giờ học, Tiến và Tiền phân chia nhau đi chăn bò, dọn chuồng, cơm nước. Mùa cấy, mùa gặt cũng chỉ có cặp song sinh phụ giúp mẹ.
Khó khăn là vậy nhưng cặp vợ chồng nghèo vẫn quyết tâm nuôi con học
hành nên người. Người cha của thủ khoa dự tính, sắp tới vẫn sẽ ở trong
cái cống kia bởi kiếm được một "địa bàn làm ăn" không hề đơn giản, đồng
thời sẽ tìm một phòng trọ để 4 con ở với nhau. "Hai đứa nó chưa hiểu sự
đời. Có các chị chăm sóc, bảo ban sẽ đỡ lo hơn", ông Định nói.
Cái ông lo nhất bây giờ là làm sao để có đủ tiền nuôi 4 con ăn học. Ông hy vọng hai cậu con trai có thể vừa học`, vừa làm thêm gia sư để trang trải bớt nỗi khó khăn của gia đình. Nỗi ám ảnh tiền nong khiến nụ cười người cha sạm nắng không trọn vẹn, đối lập với nét rạng ngời của cặp song sinh.
Ông đổ đất vào một phần cống rồi chèn gạch, kê vài thanh gỗ nhặt được, cuối cùng trải chiếc chiếu lên làm chỗ ngủ. Tài sản của ông ngoài chiếc xe máy và cái bơm luôn mang theo người thì trong "nhà" chỉ còn vài bộ quần áo cũ. "Ngủ trong cái cống an tâm hơn nhiều. Dạo trước ngủ trong lán, cứ trời mưa là mấy cái cọc rung rung làm tôi chẳng dám ngủ", ông nói về nơi mấy tháng nay đã trở thành "ngôi nhà" của mình.
Ngôi nhà tạm của ông đã vậy, ngôi nhà chính của gia đình ông ở thôn Động Phí cũng chẳng khá hơn. Xen giữa những ngôi nhà tầng, nhà ngói rộng rãi khác là căn nhà rộng chừng 20 m2 của ông. Nhà chỉ có 2 gian, nền sụt lún như lòng chảo, 4 góc tường loang lổ, chi chít mảng xi măng chắp vá. Dù nền nhà đã được trải một lớp giấy dán tường và chiếc chiếu nhưng cảm giác ẩm ướt vẫn như vừa sau mưa. Trong nhà, ngoài chiếc tivi đời cũ thì không còn thiết bị điện tử nào khác.
Ông Định cho biết vợ chồng ông có 4 người con. Hai con gái đầu đang học Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn và Cao đẳng du lịch. Hai con út là cặp song sinh Tiến, Tiền. Kỳ thi đại học này, cặp song sinh Tiến, Tiền đậu cao. Người anh Nguyễn Hữu Tiến là một trong những thủ khoa của Đại học Y Hà Nội với 29,5 điểm, còn cậu em Nguyễn Hữu Tiền cũng đỗ Đại học Bách khoa với 26 điểm.
"Ngày vui của hai em vậy đó nhưng các chị nó không dám về". Lời ông vừa nói ra làm tắt lịm nụ cười con trẻ. Cũng dễ hiểu, bởi nhà chật lại chỉ có một chiếc giường. Bình thường, khi không có ai ở nhà, Tiến và Tiền ngủ cùng mẹ trên chiếc giường nhỏ. Mỗi lúc các chị về, hai cậu học xong nằm luôn dưới nền nhà nhấp nhô.
"Tôi đúng là người cha không tốt. Nghe tin con được điểm cao, tôi tự hào nhưng lại buồn ngay. Các chị lớn của chúng đi học đã chật vật, giờ sức đâu để gánh thêm hai đứa nhỏ", ông Định thành thật tâm sự.
Nhà ông Định có 8 sào ruộng, chỉ đủ nuôi 7 miệng ăn và mẹ già hơn 90 tuổi. Vậy nên từ nhiều năm trước, ông đã lên tận miền Tây Bắc xẻ gỗ, dựng nhà cho bà con dân tộc. "Ngày đó một năm tôi chỉ về nhà được mấy ngày, cũng chẳng thể bảo ban, chăm sóc được gì cho bọn nhỏ. Tự chúng biết thân mà học thôi", ông nói.
10 năm trở lại đây, người cha của cậu thủ khoa kiếm sống trong thành phố bằng các công việc bốc vác, xe ôm, bơm vá xe đạp, xe máy dọc đường Cầu Giấy, đường Láng, Lê Văn Lương. Tính chất công việc thất thường, mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục, quá lắm được hơn trăm nghìn. Vậy nên ông lựa cách ăn cơm bụi, ngủ gầm cầu, nhà vệ sinh công cộng cho đỡ tiền trọ. Vài tháng nay, ông chuyển địa bàn làm ăn xuống cuối đường Lê Văn Lương kéo dài kiếm sống.
10 năm nay người cha của chàng thủ khoa lang thang ở gầm cầu, nhà vệ sinh, giờ ông đang sống trong một ống cống. Ông dự tính vẫn sẽ ở đây để tiết kiệm tiền nuôi con. Ảnh: Phan Dương. |
Ở quê, bà Thanh - vợ ông cũng vất vả không kém. Bà cùng cặp sinh đôi lo toan mọi việc đồng áng, nhà cửa. Mỗi ngày, bà đi vặt lông vịt thuê kiếm thêm. "Thường thì vặt từ 12h đêm đến 8h sáng, kiếm khoảng 70.000 đồng", mẹ của cậu thủ khoa Đại học Y cho biết.
Nhổ lông vịt nhiều năm khiến từ khuỷu tay của bà trở xuống chi chít nốt đỏ đã thành mãn tính. Từng bôi thuốc mà không đỡ, giờ thì bà cũng đã thôi ý định chữa bệnh vì vẫn phải tiếp tục làm công việc đó. "Nó ngứa lắm nhưng tôi phải luôn dặn lòng không gãi, không xem đó là cánh tay trên thân thể mình thì cơn ngứa mới qua đi", bà Thanh tâm sự.
Quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, thế nhưng cái nghèo vẫn cứ đeo bám. Từ ngày hai con gái đi học, hầu như gia đình không dư ra đồng nào mà số nợ lại tăng lên. Nhiều khi con gái chỉ xin vài trăm nghìn cũng phải đi vay lãi.
"Không như người ta gửi tiền cho con tháng một, nhà tôi có đồng nào thì cho con đồng đó. Tôi mang lên cổng trường cho cháu hay chúng bắt xe buýt xuống đầu đường này lấy. Chúng xấu hổ cũng không dám dẫn bạn về nhà. Vợ chồng tôi cũng tương tự, mong con về, ăn một bữa cơm gia đình nhưng rồi lại lo vì kiểu gì ngày mai con đi cũng phải cho cháu ít tiền, ít đồ ăn", ông kể.
Quanh năm bàn tay bà Thanh, mẹ thủ khoa Đại học Y, bị nổi mẩn đỏ do nghề vặt lông vịt thuê. Ảnh: Phan Dương. |
"Em thường học từ 8h tối đến 1h sáng, mỗi tối làm 3 đề Toán, Lý hoặc Hóa, sau đó xem lại. Còn Tiền học ít hơn. Trên lớp nó cũng không tập trung nghe giảng bằng em. Trước nay em luôn hơn nó nên kết quả này cũng không bất ngờ", Tiến thật thà chia sẻ.
Tiền cười hiền cho biết, từ nhỏ hai anh em đã độc lập học tập. Chỉ khi có bài tập khó mới bàn bạc. Học lực không bằng anh nhưng Tiền vẫn luôn nằm trong top 20 của trường. Cả hai em đều đồng hạng giải nhì trong cuộc thi Toán cấp thành phố năm nay.
Cặp song sinh chỉ có một cái bàn học cũ được cho để đựng sách vở. Ngày lớp 10 cũng chỉ có một cái bàn gấp trị giá vài chục nghìn hai anh em thay nhau học. Về sau người hàng xóm cho thêm cái nữa. Ngoài giờ học, Tiến và Tiền phân chia nhau đi chăn bò, dọn chuồng, cơm nước. Mùa cấy, mùa gặt cũng chỉ có cặp song sinh phụ giúp mẹ.
Dịp thi đại học này Tiến (áo trắng) là thủ khoa Đại học Y Hà Nội và Tiền (áo đỏ) cũng đỗ Đại học Bách Khoa điểm cao. Người cha (ngoài cùng bên trái) quyết tâm bám trụ ống cống để tiếp tục nuôi con. Ảnh: Phan Dương. |
Cái ông lo nhất bây giờ là làm sao để có đủ tiền nuôi 4 con ăn học. Ông hy vọng hai cậu con trai có thể vừa học`, vừa làm thêm gia sư để trang trải bớt nỗi khó khăn của gia đình. Nỗi ám ảnh tiền nong khiến nụ cười người cha sạm nắng không trọn vẹn, đối lập với nét rạng ngời của cặp song sinh.
Phan Dương
No comments:
Post a Comment