Có những chú chim được thả đi và bắt lại nhiều lần nên không còn sức bay nữa. Như các đồng loại đáng thương của mình, nó nằm đó và chờ bị bắt lại, để rồi lại được bán cho những người tới mua chim phóng sinh...
Phóng sinh động vật từ lâu đã trở thành nét đẹp văn
hóa, là hành động đầy tính nhân văn của người Việt, nhất là đối với
những người con nhà Phật và trong các tháng rằm lớn đặc biệt như mùa Vu
Lan báo hiếu.
Theo thuyết nhà Phật, phóng sinh tức là giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống của chúng sinh (điển hình là các loài vật như chim, cá…). Và khi phóng sinh cần có lễ quy y, sám hối cho con vật. Nghi lễ này thường diễn ra ngắn gọn nhưng đủ sức tế độ, không câu nệ kéo dài thời gian khiến con vật càng thêm đuối sức và có thể chết đi trong lúc làm lễ.
Cảnh mua bán chim phóng sinh tại chùa Vĩnh Nghiêm (TP HCM) trong dịp lễ Vu Lan chiều 20/8.
Cận cảnh những chú chim tội nghiệp bị nhốt trong lồng sắt.
Tin
vào đạo lý này, nhiều người mộ đạo và có lòng từ bi thường
đến chùa mua chim phóng sinh trước và sau khi cầu nguyện – mong trời đất
ghi nhận
lòng thành và tích đức qua hành động đẹp này. Tuy nhiên, hành động đẹp
được khuyến khích, động viên trong kinh sách từ ngàn năm nay hiện giờ đã
không còn giữ nguyên được những giá trị tốt đẹp ban đầu mà đang bị biến
tướng. Sự biến tướng đó là một công nghệ đầy tội ác đến từ những con
người kinh
doanh, buôn bán chim phóng sinh.
Theo thuyết nhà Phật, phóng sinh tức là giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống của chúng sinh (điển hình là các loài vật như chim, cá…). Và khi phóng sinh cần có lễ quy y, sám hối cho con vật. Nghi lễ này thường diễn ra ngắn gọn nhưng đủ sức tế độ, không câu nệ kéo dài thời gian khiến con vật càng thêm đuối sức và có thể chết đi trong lúc làm lễ.
Cảnh mua bán chim phóng sinh tại chùa Vĩnh Nghiêm (TP HCM) trong dịp lễ Vu Lan chiều 20/8.
Cận cảnh những chú chim tội nghiệp bị nhốt trong lồng sắt.
Nếu như, người ta bẫy chim – lưới cá để ăn thịt và bạn đến
mua lại chúng, giải thoát chúng về với cuộc sống thiên nhiên vốn dĩ chúng phải
được sống thì đó là phóng sinh làm phúc. Nhưng công nghệ đánh bắt chim
với chủ ý buôn bán cho người phóng sinh và kèm theo đó là hàng ngàn cách làm đầy
thâm độc để lũ chim không bay được đi xa, tiện cho việc đánh bắt lại của những
người bán chim – thì đó rõ ràng không đơn thuần là việc thiện nữa. Mà đúng hơn,
chân thật hơn – người ta gọi đó là tội ác. Chúng ta, vì những lầm tưởng trầm trọng
về việc phóng sinh mà đã vô tình gây nên tội lỗi.
Mỗi khi có người mua, chim phóng sinh bị người bán bóp chặt khi bắt ra khỏi lồng.
Do bị cắt cánh, đánh thuốc nên chim không thể bay cao, bay xa mà chỉ có thể bay la đà, thậm chí là đứng im, nằm một chỗ trên sân chùa.
Có thể dễ dàng bắt lại những con chim phóng sinh yếu ớt này.
Với giá bán 15.000 đồng/con, một lồng chim cứ bán ra rồi bắt lại để bán tiếp như thế này có thể đem lại lợi nhuận cả chục triệu đồng cho những người kinh doanh chim phóng sinh.
Người viết đã từng có lần vô tình leo lên một ngọn đồi ở Tây
Ninh trong chuyến đi chụp ảnh và thật đau xót khi chứng kiến cảnh hàng trăm,
hàng ngàn con chim se sẻ chết tươi – chết khô ở dưới một gốc cây cổ
thụ lớn. Đó là một cảnh tượng hãi hùng và đau thương thật sự đối với tất cả
những người trong đoàn. Theo một số người dân trong khu vực cho biết, đa số chim chết
trên đồi là do kiệt sức vì bị đánh bắt và buôn đi bán lại nhiều lần. Đấy là những
con chim may mắn (so với những con bị đánh thuốc khác) vì còn có thể chết nơi
núi rừng, nơi chúng sinh ra và luôn mong muốn được tồn tại.
Đa số những con chim bất hạnh sau khi bị đánh bắt thì chỉ có
“chết trong tù”. Chúng được cho ăn một loại thuốc khiến chúng yếu đi, chỉ bay
được là đà trên khuôn viên sân chùa và ngay sau đó vài phút sẽ bị bắt lại, nhốt
vào lồng và bán cho người thứ n, lần thứ n… cho đến khi chết.
Những con chim hoảng loạn, dồn về một góc lồng chờ chết.
Một chú chim chết ngay trong lồng.
Xác một con chim phóng sinh nằm vất vưởng dưới bậc thềm.
Một con chim phóng sinh chết ngay trên sân chùa và tan xác vì những bàn chân dẫm đạp của khách đến viếng chùa.
Các bạn, đã bao giờ bỏ ra 5 phút đứng nhìn lũ chim bị nhốt
chật cứng trong lồng ở các đền chùa và các tụ điểm phóng sinh chưa? Con gãy
cánh, con một chân, con mù mắt, con gần trụi lông, và những con lờ đờ yếu đuối
không thể đứng nổi… Khi có khách hàng, người bán sẵn sàng thò tay vào nắm đầu cả đám chim
lôi ra ngoài và đếm đếm, tính tiền thật hả hê – mặc cho tiếng kêu hoảng loạn và
đầy đau đớn vì bị bóp nghẹt của chúng.
Vậy chúng ta, những người bỏ tiền ra mua chim phóng sinh là
tạo đức hay tạo nghiệp – khi lũ chim vô tội kia bị bắt, bị đánh thuốc cho đến
chết là vì nhu cầu của chính chúng ta, những người luôn nghĩ mình tích đức vì
chúng? Chắc câu trả lời ở mỗi người đều có. Chỉ mong rằng giới trẻ sẽ có cái hiểu
đúng hơn và thực tế hơn về việc thiện ở đời. Thiện tâm là tốt, nhưng thiện tâm
vẫn cần có ý thức và tri thức thì mới là đủ.
Sau mùa lễ Vu Lan báo hiếu, đa số chim phóng sinh sẽ bị chết vì kiệt sức.
Phóng sinh như thế bằng mười sát sinh!
Sau mùa lễ Vu Lan báo hiếu, đa số chim phóng sinh sẽ bị chết vì kiệt sức.
Phóng sinh như thế bằng mười sát sinh!
“Truyền thống phóng sinh chim giờ đây là một việc làm độc ác
cần xóa bỏ” là một lời thỉnh cầu thật sự chính đáng và cần được thực hiện ngay
từ bây giờ để cứu những chú chim vô tội, nếu bạn là một người thiện tâm đúng
nghĩa. Vì phóng sinh như thế, bằng mười sát sinh.
No comments:
Post a Comment