Sở hữu 4 khúc ngà voi hóa thạch niên đại gần 20.000 năm, ông Sơn bảo nhiều người hỏi mua giá 4 triệu USD nhưng không bán vì muốn cùng các nhà khoa học nghiên cứu lịch sử loài voi mang chiếc ngà này.
Khách nhiều lần hẹn gặp nhưng ông Nguyễn Trường Sơn ở phường Phú Hội,
TP Pleiku (Gia Lai) luôn bận việc. Người đàn ông 49 tuổi này cũng thận
trọng dò xét xem người tìm mình là ai bởi ông đang sở hữu 4 khúc ngà voi
hóa thạch quý hiếm, nếu ráp lại thành phần ngọn của chiếc ngà dài 1,26
m.
Ông Sơn và con trai bên chiếc ngà voi hóa thạch. Ảnh: Tùy Phong
|
Theo chủ nhân chiếc ngà voi quý, khoảng 40 năm trước cha ông là nhà
nhiếp ảnh, thường xuyên có những chuyến hoạt động nghệ thuật ở Chư A
Thai thuộc huyện Phú Thiện. Những lần đi săn ảnh, cha ông Sơn cùng ăn,
cùng ở với người đồng bào thiểu số bản địa. Quý chàng nghệ sĩ thường
giúp đỡ dân làng, cha ông được già làng tặng 4 khúc "đá" mà người dân
nơi đây cho rằng rất quý.
Vài năm trước người cha ngoài 80 tuổi tặng con trai 4 khúc "đá" có tổng
trọng lượng 24 kg. Có lần ông Sơn dọn nhà đã mang 4 khúc "đá" đặt dưới
gầm giường. Từ đấy phòng ngủ của gia chủ luôn có cảm giác mát dịu dù
thời tiết xung quanh nắng gắt. Khi ráp 4 khúc "đá" với nhau, mọi người
nhận ra đây là phần ngọn của chiếc ngà voi hóa thạch, xung quanh dính
những hạt li ti nhiều màu.
"Theo tôi, những hạt li ti này là thủy tinh nham thạch trong quá trình
miệng núi lửa đang hoạt động bám vào. Nhận định này có cơ sở bởi vùng
đất phát hiện chiếc ngà voi hóa thạch cách miệng núi lửa Hàm Rồng của TP
Pleiku khoảng 30 km theo đường chim bay. Nhiều tài liệu ghi rằng thủy
tinh nham thạch ngoài tác dụng làm mát cho không gian xung quanh còn có
khả năng chữa bệnh", ông Sơn cho biết.
Ông Sơn đã đưa 4 khúc "đá" đi kiểm định. Kết quả giám định từ Viện khảo
cổ học Việt Nam thể hiện C-14 (Cacbon 14, độ tin cậy 98%), niên đại
19.450 năm trước Công nguyên. Viện đá quý - Trang sức cũng cấp giấy
chứng nhận kiểm định đá quý cho chiếc ngà voi này.
Giải thích lý do đến nay mới công bố việc sở hữu ngà voi hóa thạch, ông
Sơn cho hay vì Luật Di sản Việt Nam đã cho phép người dân được sở hữu
cổ vật, báu vật… "Hay tin về chiếc ngà quý hiếm, nhiều thương gia nước
ngoài tìm gặp tôi để hỏi mua với giá 4 triệu USD. Cũng có người đề nghị
tôi cổ phần 50-50 để mang đi triển lãm khắp thế giới, lợi nhuận chia
đều. Những lời đề nghị ấy đều bị từ chối vì tôi muốn phối hợp cùng các
nhà khoa học nghiên cứu về lịch sử liên quan đến loài voi mang chiếc ngà
này", ông nói.
Cũng theo ông Sơn, bằng kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu động vật rừng,
ông nghĩ chiếc ngà thuộc "kỷ băng giá" và loài voi sống ở khu vực này
lúc bấy giờ tạm gọi là F2, tức rất gần với voi ma mút và voi Việt Nam
ngày nay. Phần gốc còn lại của chiếc ngà có thể dài đến 2,8 m, nặng 48
kg.
4 khúc ngà ráp lại dài 1,26 m. Ảnh: Tùy Phong
|
Hiện ông Sơn muốn làm rõ tất cả thông số đáng tin cậy về chiếc ngà voi
đang sở hữu. Sau khi xác lập đầy đủ thông tin, ông sẽ dựng lại phiên
bản, đúc một cặp ngà bằng thạch cao đính phụ gia cho giống với thủy tinh
nham thạch.
Về phần thân voi, ông lên kế hoạch tìm voi trưởng thành, cân đo các chỉ
số cơ thể sao cho phù hợp với độ dài chiếc ngà để dựng lại con voi
tương thích. Điều này có thể đơn giản vì chủ nhân không thiếu tiền nhưng
băn khoăn nhất hiện nay của ông Sơn là loài voi của gần 20 nghìn năm
trước có lông rậm như voi ma mút hay trụi lông như voi Việt Nam bây giờ.
"Nhiều lần về tận nơi cha tôi được tặng 4 khúc ngà để tìm dấu tích
nhưng chưa ghi lại được gì bởi chiến tranh đã làm dân làng ngày ấy lưu
lạc nhiều nơi", ông Sơn cho biết thêm.
Ông Sơn hiện là chuyên viên động vật rừng, thành viên Phân viện
quản lý rừng bền vững thuộc Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam.
Ông từng thực hiện khoảng 20 tiêu bản tạo mẫu động vật rừng có giá trị
cho Phân viện, các trường đại học lâm nghiệp, góp phần nghiên cứu, bảo
tồn nhiều loài động vật quý hiếm.
Ngoài ra, ông Sơn còn gánh vác cơ nghiệp thuộc lĩnh vực da thú tổ
truyền đến đời thứ ba. Trước đây ông làm trong ngành mỹ thuật ở TP HCM
nên đã kết hợp, nâng tầm nghề nghiệp của gia đình. Ngoài sản phẩm thuộc
da, nhồi bông, ông Sơn còn tạo dáng để sao cho con thú sinh động khiến
người xem cảm giác như là nó đang còn chạy nhảy.
|
Tùy Phong
Ngà voi niên đại hơn 19.000 năm ở Gia Lai
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chủ sở hữu chiếc ngà voi hóa thạch, có niên đại hơn 19.000 năm trước Công nguyên cho một người dân.
Chiếc ngà voi của một người sống ở Gia Lai có niên đại hàng nghìn năm. Ảnh: VOV.
|
Ông
Nguyễn Trường Sơn trú tại TP Pleiku là chủ nhân của chiếc ngà voi hóa
thạch. Ngà voi khai thác trong lòng đất ở xã Chư A Thai, huyện Phú
Thiện, tỉnh Gia Lai, bao gồm 4 khúc rời nhau với tổng chiều dài 1,26 m,
chu vi gốc 47 cm và tổng khối lượng là 24 kg.
Địa điểm khai thác cách núi lửa Hàm Rồng, Pleiku
khoảng 30 km. Lớp ngoài của chiếc ngà voi vẫn còn dính những hạt li ti
nhiều màu. Theo ông Nguyễn Trường Sơn, những hạt li ti có thể là thuỷ
tinh nham thạch trong quá trình miệng núi lửa Hàm Rồng đang hoạt động.
Tổng hội Địa chất Việt Nam, Viện đá quý - trang sức đã
cấp Giấy chứng thực kiểm định đá quý về chiếc ngà voi hóa thạch này.
Trên cơ sở đó, Viện Khảo cổ học Việt Nam cũng giám định niên đại của
chiếc ngà voi hoá thạch có từ 19.450 năm trước Công nguyên, với độ tin
cậy hơn 95%.
Căn cứ vào phần rỗng (tuỷ) của chiếc ngà voi hóa
thạch, chủ sở hữu cho rằng, có khả năng ông mới sở hữu một nửa chiếc ngà
voi, tổng chiều dài của chiếc ngà voi gốc có thể dài đến 2,7 m.
Đây được coi là dữ liệu quý để các nhà khoa học nghiên
cứu về kích thước loài voi sống ở Tây Nguyên thời kỳ trước Công nguyên.
Có thể kích thước loài voi lúc đó lớn hơn rất nhiều so với hiện nay.
Ông Nguyễn Trường Sơn hiện là chuyên viên động vật
rừng, thành viên của Phân viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
Nam bộ trực thuộc Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam.
Trong nhiều năm gần đây, ông đã thực hiện khoảng 20
tiêu bản tạo mẫu động vật rừng có giá trị cho phân viện, góp phần tích
cực trong việc nghiên cứu và bảo tồn các loài động vật quý hiếm ở nước
ta.
Theo VOV Online
No comments:
Post a Comment