Những vụ bắt cóc kỳ lạ nhất thế giới
Thứ tư 23/05/2012 06:00
ANTĐ - Bắt cóc là một hành vi tội phạm thời hiện đại lạ thường nhất nếu
xét về tác động tâm lý đối với người bị bắt cóc lẫn gia đình nạn nhân.
Trong những vụ án kỳ lạ nhất thế giới này, “kịch bản” không dừng ở bắt
cóc - đòi tiền chuộc - thả con tin mà đầy những tình huống bất ngờ và
khó hiểu.
Patty Hearst - người từng bị bắt cóc trong hồ sơ FBI
Thấy tai con mới sợ
Cháu trai của nhà công nghiệp Mỹ J. Paul Getty, JPG III lớn lên ở Rome, nơi cha cậu phụ trách hoạt động của Công ty Dầu mỏ Getty ở châu Âu. Ngày 10-7-1973, JPG III bị bắt cóc. Nhóm bắt cóc gửi tin nhắn cho cha mẹ JPG III đòi tiền chuộc 17 triệu USD. Gia đình này ban đầu gạt đi, cho rằng JPG III tự “bày trò” để lấy tiền tiêu xài. Không phải chờ lâu, tháng 11-1973, bọn bắt cóc gửi cho gia đình JPG III tóc và một chiếc tai của con họ, số tiền chuộc giảm xuống còn 3 triệu USD. JPG III được phóng thích đúng tuần trước Giáng sinh năm đó. Trong số vài tên có liên quan đến vụ bắt cóc, chỉ có 2 đối tượng bị kết án. Vài năm sau, JPG III đã trải qua phẫu thuật chỉnh sửa tai. Cuộc đời của JPG III sau này chìm trong ma túy và người này đã qua đời hồi đầu năm 2011.
Hóa “điên” sau khi bị giữ 1 ngày
Henry McElroy là Ủy viên hội đồng thành phố Kansas, bang Missouri, nước Mỹ những năm 1930. Một buổi tối năm 1933, con gái ông, Mary 25 tuổi đang tắm trong nhà thì một nhóm 4 kẻ đeo mặt nạ mang súng đưa cô này đi. Có một giai thoại về cuộc trò chuyện giữa Mary và những kẻ bắt cóc thế này: Khi bọn bắt cóc yêu cầu cô đi cùng, cô nói chờ một chút để tắm nốt và mặc quần áo. Khi họ nói rằng muốn đòi tiền chuộc 60.000 USD, cô này đáp “Tôi đáng giá hơn thế nhiều”.
Mary bị giam giữ tại một căn hầm trong nông trang ở Shawnee, gần Kansas. Cha cô đã thương lượng trả 30.000 USD để Mary được thả sau khi bị giữ 1 ngày 1 đêm. 3 trong 4 kẻ bắt cóc bị bắt vào tháng sau. Nhưng những gì Mary xử sự tại phiên tòa sau đó mới lạ lùng. Cô này từ chối hợp tác với công tố viên, tỏ ra thương cảm những kẻ bắt cóc, thậm chí còn xin tha chết cho kẻ cầm đầu. Sau vụ việc này, Mary nhiều lần suy sụp tinh thần và rồi tự tử năm 1940.
Vụ bắt cóc “chuyên nghiệp” nhất
Anthonette Cayedito và Nina von Gallwitz
Tháng 12-1981, Nina von Gallwitz, cô con gái 8 tuổi của một quan chức ngân hàng Cologne, Đức bị bắt cóc trên đường đến trường. Cha mẹ cô bé đồng ý trả tiền chuộc nhưng những kẻ bắt cóc khá cẩn thận, lần đầu chúng không lấy tiền vì thấy tình huống có vẻ không xuôi. Đến lần sau, bọn chúng liên hệ lại, hướng dẫn cha mẹ Nina đến nơi nhận tiền, đôi lúc bằng chính giọng của Nina. Số tiền chuộc khi đó lên tới 1,5 triệu mác.
Tháng 5-1982, gia đình Gallwitzes đã ném được valy tiền chuộc lên chiếc tàu điện đang chạy. 3 ngày sau, người ta tìm thấy bé Nina lang thang trên đường cao tốc gần đó. Cô bé nói bị giam trong chiếc sọt hay chiếc hộp gì đó nhưng không bị đánh đập suốt 5 tháng. Có thể gọi những kẻ bắt cóc trong vụ này là “chuyên nghiệp” vì cảnh sát không có bất cứ manh mối nào về hung thủ, trừ vài nghìn mác tìm thấy trong khu rừng cách Cologne khoảng 25 dặm.
Lời thỉnh cầu tuyệt vọng
Anthonette Cayedito, 9 tuổi bị bắt ngay tại nhà ở Gallup, New Mexico, Mỹ, hồi tháng 4-1986. Theo chị gái của Anthonette, một người đàn ông xưng là chú ruột đã đưa Anthonette lên chiếc xe và lái đi. Một vài người đã nhìn thấy bé Anthonette vài ngày sau vụ bắt cóc. Nhưng cơ hội bị bỏ lỡ đáng tiếc nhất là ở Las Vegas, bang Nevada. Một nữ phục vụ cho biết nhìn thấy cô gái nhỏ đi cùng một đôi nam nữ trông lôi thôi lếch thêch. Cô gái làm rơi nĩa xuống sàn và đưa vào tay cô phục vụ khi món mới được đưa ra. Khi 3 vị khách rời quán, người phục vụ mới phát hiện ra dòng chữ viết trên giấy ăn đặt ngay dưới đĩa của cô bé: “Giúp cháu với, gọi cảnh sát”. Khi được xem ảnh Anthonette, người phục vụ khẳng định rất giống với vị khách nhỏ tuổi hôm đó. Từ bấy đến giờ, Anthonette vẫn bặt vô âm tín.
Kẻ cướp ngân hàng bị “tẩy não”
Patricia Hearst, cháu gái của trùm tư bản về báo chí William Randolph Hearst là nhân vật thu hút sự quan tâm nhất của báo chí Mỹ những năm 1970. Hồi 21h ngày 4-2-1974, thiếu nữ 19 tuổi này bị một băng nhóm theo chủ nghĩa vô chính phủ tên gọi SLA bắt cóc tại căn hộ ở Berkeley. Chồng chưa cưới của cô, Steven Weed, 26 tuổi bị đánh đập dã man.
56 ngày tiếp theo, Patty bị nhốt trong phòng, bị lạm dụng cả về thân xác. Những kẻ bắt cóc sau đó đòi món tiền chuộc oái oăm là cung cấp thực phẩm cho tất cả người nghèo ở California. Mặc dù số thực phẩm trị giá 6 triệu USD của gia đình Patricia Hearst đã được phân phát hết nhưng con gái họ vẫn chưa trở về. Nhóm bắt cóc hy vọng “trao đổi tù nhân” với 2 thành viên của tổ chức này bị bắt vì tội ám sát.
Điều kinh ngạc là sau đó Patty Hearst công khai thông báo gia nhập tổ chức này và lấy tên “Tania”. Hiện tượng này các nhà tâm lý tội phạm nghiên cứu gọi là hội chứng Stockholm, tức những nạn nhân bị bắt cóc bị đồng hóa dẫn đến đồng lõa với những kẻ bắt cóc. Ngày 15-4-1974, Patty Hearst tham gia vào vụ cướp ngân hàng Hibernia. Hình ảnh cô gái đeo khẩu súng carbine M1 tại vụ cướp ngân hàng ở 1450 phố Noriega, San Francisco lan tràn trên mặt báo. Ngày 18-9-1975, Tania bị bắt cùng nhiều thành viên khác của nhóm.
Tại phiên tòa xét xử đầu năm 1976, luật sư của Hearst cho rằng cô đã bị tẩy não khi bị ép buộc tham gia cướp ngân hàng. Do từ chối cung cấp thông tin về những kẻ đồng phạm, Hearst bị kết án 35 năm tù. 22 tháng sau, nữ tù nhân này đã được Tổng thống Jimmy Carter ân xá và được tha bổng khi Tổng thống Bill Clinton ký lệnh vào ngày đương nhiệm cuối cùng của ông hôm 20-1-2001.
Biết mình bị bắt cóc qua Internet
Mới 19 ngày tuổi, Carlina White sinh ngày 15-7-1987 đã được cha mẹ đưa tới bệnh viện Harlem ở thành phố New York do sốt cao. Khi đang truyền kháng sinh, một phụ nữ trong vai y tá đã bắt em đi. Nhân viên bệnh viện nói người phụ nữ này quanh quẩn trong viện vài tuần nay nhưng họ không biết đó là ai. Thành phố New York đã treo thưởng 10.000 USD cho thông tin về bé Carlina, riêng cha mẹ em khởi kiện bệnh viện và nhận được số tiền bồi thường lớn.
Carlina được một phụ nữ tên Ann Pettway nuôi nấng, đặt tên là Nejdra Nance. Họ sống ở ngoại ô Connecticut (cách nhà cũ của Carlina khoảng 1 giờ xe chạy) rồi chuyển tới Atlanta, Georgia. Thời niên thiếu, Carlina đã cảm thấy nghi ngờ vì mình chẳng giống mẹ chút nào, lại còn không có bất cứ giấy tờ nào.
Năm 2010, Carlina tìm thấy bức ảnh trên Internet về một em bé bị bắt cóc giống hệt mình hồi bé. Chính bức ảnh đó cũng giống con gái cô bây giờ. Sau đó, cô đã liên lạc với trung tâm trẻ em mất tích và đoàn tụ với gia đình mình sau 23 năm bị bắt đi. Ann Pettway đến cơ quan điều tra tự thú hồi tháng 1-2011, khai rằng đã bắt cóc Carlina do nhiều lần sảy thai và không có cơ hội làm mẹ.
Yến Chi
Cháu trai của nhà công nghiệp Mỹ J. Paul Getty, JPG III lớn lên ở Rome, nơi cha cậu phụ trách hoạt động của Công ty Dầu mỏ Getty ở châu Âu. Ngày 10-7-1973, JPG III bị bắt cóc. Nhóm bắt cóc gửi tin nhắn cho cha mẹ JPG III đòi tiền chuộc 17 triệu USD. Gia đình này ban đầu gạt đi, cho rằng JPG III tự “bày trò” để lấy tiền tiêu xài. Không phải chờ lâu, tháng 11-1973, bọn bắt cóc gửi cho gia đình JPG III tóc và một chiếc tai của con họ, số tiền chuộc giảm xuống còn 3 triệu USD. JPG III được phóng thích đúng tuần trước Giáng sinh năm đó. Trong số vài tên có liên quan đến vụ bắt cóc, chỉ có 2 đối tượng bị kết án. Vài năm sau, JPG III đã trải qua phẫu thuật chỉnh sửa tai. Cuộc đời của JPG III sau này chìm trong ma túy và người này đã qua đời hồi đầu năm 2011.
Hóa “điên” sau khi bị giữ 1 ngày
Henry McElroy là Ủy viên hội đồng thành phố Kansas, bang Missouri, nước Mỹ những năm 1930. Một buổi tối năm 1933, con gái ông, Mary 25 tuổi đang tắm trong nhà thì một nhóm 4 kẻ đeo mặt nạ mang súng đưa cô này đi. Có một giai thoại về cuộc trò chuyện giữa Mary và những kẻ bắt cóc thế này: Khi bọn bắt cóc yêu cầu cô đi cùng, cô nói chờ một chút để tắm nốt và mặc quần áo. Khi họ nói rằng muốn đòi tiền chuộc 60.000 USD, cô này đáp “Tôi đáng giá hơn thế nhiều”.
Mary bị giam giữ tại một căn hầm trong nông trang ở Shawnee, gần Kansas. Cha cô đã thương lượng trả 30.000 USD để Mary được thả sau khi bị giữ 1 ngày 1 đêm. 3 trong 4 kẻ bắt cóc bị bắt vào tháng sau. Nhưng những gì Mary xử sự tại phiên tòa sau đó mới lạ lùng. Cô này từ chối hợp tác với công tố viên, tỏ ra thương cảm những kẻ bắt cóc, thậm chí còn xin tha chết cho kẻ cầm đầu. Sau vụ việc này, Mary nhiều lần suy sụp tinh thần và rồi tự tử năm 1940.
Vụ bắt cóc “chuyên nghiệp” nhất
Anthonette Cayedito và Nina von Gallwitz
Tháng 12-1981, Nina von Gallwitz, cô con gái 8 tuổi của một quan chức ngân hàng Cologne, Đức bị bắt cóc trên đường đến trường. Cha mẹ cô bé đồng ý trả tiền chuộc nhưng những kẻ bắt cóc khá cẩn thận, lần đầu chúng không lấy tiền vì thấy tình huống có vẻ không xuôi. Đến lần sau, bọn chúng liên hệ lại, hướng dẫn cha mẹ Nina đến nơi nhận tiền, đôi lúc bằng chính giọng của Nina. Số tiền chuộc khi đó lên tới 1,5 triệu mác.
Tháng 5-1982, gia đình Gallwitzes đã ném được valy tiền chuộc lên chiếc tàu điện đang chạy. 3 ngày sau, người ta tìm thấy bé Nina lang thang trên đường cao tốc gần đó. Cô bé nói bị giam trong chiếc sọt hay chiếc hộp gì đó nhưng không bị đánh đập suốt 5 tháng. Có thể gọi những kẻ bắt cóc trong vụ này là “chuyên nghiệp” vì cảnh sát không có bất cứ manh mối nào về hung thủ, trừ vài nghìn mác tìm thấy trong khu rừng cách Cologne khoảng 25 dặm.
Lời thỉnh cầu tuyệt vọng
Anthonette Cayedito, 9 tuổi bị bắt ngay tại nhà ở Gallup, New Mexico, Mỹ, hồi tháng 4-1986. Theo chị gái của Anthonette, một người đàn ông xưng là chú ruột đã đưa Anthonette lên chiếc xe và lái đi. Một vài người đã nhìn thấy bé Anthonette vài ngày sau vụ bắt cóc. Nhưng cơ hội bị bỏ lỡ đáng tiếc nhất là ở Las Vegas, bang Nevada. Một nữ phục vụ cho biết nhìn thấy cô gái nhỏ đi cùng một đôi nam nữ trông lôi thôi lếch thêch. Cô gái làm rơi nĩa xuống sàn và đưa vào tay cô phục vụ khi món mới được đưa ra. Khi 3 vị khách rời quán, người phục vụ mới phát hiện ra dòng chữ viết trên giấy ăn đặt ngay dưới đĩa của cô bé: “Giúp cháu với, gọi cảnh sát”. Khi được xem ảnh Anthonette, người phục vụ khẳng định rất giống với vị khách nhỏ tuổi hôm đó. Từ bấy đến giờ, Anthonette vẫn bặt vô âm tín.
Kẻ cướp ngân hàng bị “tẩy não”
Patricia Hearst, cháu gái của trùm tư bản về báo chí William Randolph Hearst là nhân vật thu hút sự quan tâm nhất của báo chí Mỹ những năm 1970. Hồi 21h ngày 4-2-1974, thiếu nữ 19 tuổi này bị một băng nhóm theo chủ nghĩa vô chính phủ tên gọi SLA bắt cóc tại căn hộ ở Berkeley. Chồng chưa cưới của cô, Steven Weed, 26 tuổi bị đánh đập dã man.
56 ngày tiếp theo, Patty bị nhốt trong phòng, bị lạm dụng cả về thân xác. Những kẻ bắt cóc sau đó đòi món tiền chuộc oái oăm là cung cấp thực phẩm cho tất cả người nghèo ở California. Mặc dù số thực phẩm trị giá 6 triệu USD của gia đình Patricia Hearst đã được phân phát hết nhưng con gái họ vẫn chưa trở về. Nhóm bắt cóc hy vọng “trao đổi tù nhân” với 2 thành viên của tổ chức này bị bắt vì tội ám sát.
Điều kinh ngạc là sau đó Patty Hearst công khai thông báo gia nhập tổ chức này và lấy tên “Tania”. Hiện tượng này các nhà tâm lý tội phạm nghiên cứu gọi là hội chứng Stockholm, tức những nạn nhân bị bắt cóc bị đồng hóa dẫn đến đồng lõa với những kẻ bắt cóc. Ngày 15-4-1974, Patty Hearst tham gia vào vụ cướp ngân hàng Hibernia. Hình ảnh cô gái đeo khẩu súng carbine M1 tại vụ cướp ngân hàng ở 1450 phố Noriega, San Francisco lan tràn trên mặt báo. Ngày 18-9-1975, Tania bị bắt cùng nhiều thành viên khác của nhóm.
Tại phiên tòa xét xử đầu năm 1976, luật sư của Hearst cho rằng cô đã bị tẩy não khi bị ép buộc tham gia cướp ngân hàng. Do từ chối cung cấp thông tin về những kẻ đồng phạm, Hearst bị kết án 35 năm tù. 22 tháng sau, nữ tù nhân này đã được Tổng thống Jimmy Carter ân xá và được tha bổng khi Tổng thống Bill Clinton ký lệnh vào ngày đương nhiệm cuối cùng của ông hôm 20-1-2001.
Biết mình bị bắt cóc qua Internet
Mới 19 ngày tuổi, Carlina White sinh ngày 15-7-1987 đã được cha mẹ đưa tới bệnh viện Harlem ở thành phố New York do sốt cao. Khi đang truyền kháng sinh, một phụ nữ trong vai y tá đã bắt em đi. Nhân viên bệnh viện nói người phụ nữ này quanh quẩn trong viện vài tuần nay nhưng họ không biết đó là ai. Thành phố New York đã treo thưởng 10.000 USD cho thông tin về bé Carlina, riêng cha mẹ em khởi kiện bệnh viện và nhận được số tiền bồi thường lớn.
Carlina được một phụ nữ tên Ann Pettway nuôi nấng, đặt tên là Nejdra Nance. Họ sống ở ngoại ô Connecticut (cách nhà cũ của Carlina khoảng 1 giờ xe chạy) rồi chuyển tới Atlanta, Georgia. Thời niên thiếu, Carlina đã cảm thấy nghi ngờ vì mình chẳng giống mẹ chút nào, lại còn không có bất cứ giấy tờ nào.
Năm 2010, Carlina tìm thấy bức ảnh trên Internet về một em bé bị bắt cóc giống hệt mình hồi bé. Chính bức ảnh đó cũng giống con gái cô bây giờ. Sau đó, cô đã liên lạc với trung tâm trẻ em mất tích và đoàn tụ với gia đình mình sau 23 năm bị bắt đi. Ann Pettway đến cơ quan điều tra tự thú hồi tháng 1-2011, khai rằng đã bắt cóc Carlina do nhiều lần sảy thai và không có cơ hội làm mẹ.
(Theo Listver)
Kẻ bắt cóc đồi bại
Thứ sáu 18/12/2009 07:51
(ANTĐ) - Khi tỉnh dậy, cảm giác đầu tiên mà cô cảm thấy là ngực như muốn
nổ bung ra vì nghẹt thở. Theo phản xạ tự nhiên, cô vung tay để hất tung
tấm chăn đang đè nặng trên đầu và thân mình ra, mới biết đó thực ra là
một lớp đất dày còn hai tay đang bị trói chặt. Cô chợt nhớ lại những gì
mình vừa trải qua và muốn gào lên “tôi bị chôn sống”…
La Vỹ tại phiên tòa ngày 14-12 |
Từ cõi chết trở về
Chiều 28-5-2009, bà Trần Ái (tên nhân vật đã thay đổi),
một phụ nữ sống ở huyện Uy Viễn, Nội Giang, Tứ Xuyên, Trung Quốc bất
ngờ nhận được điện thoại của một người đàn ông lạ, nói đã bắt cóc Hiểu
Anh, con gái bà đồng thời dùng điện thoại của Hiểu Anh gọi lại để chứng
minh, sau đó yêu cầu chuẩn bị tiền chuộc.
Mấy chục phút sau, người đàn ông này gọi tới, nói lập
tức mang 50.000NDT đến đoạn rừng thuộc thôn Kim Long, thị trấn Khánh Vệ,
đồng thời đe dọa nếu báo cảnh sát, “hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra”.
Lo lắng cho tính mạng của cô con gái độc nhất, nhưng
cũng không thể kiếm đâu ra số tiền lớn đó, bà Trần Ái buộc phải đến công
an huyện báo án. Theo hướng dẫn, khi tên bắt cóc gọi lại, bà Trần Ái cố
tình kéo dài thời gian bằng các câu hỏi lòng vòng để cảnh sát dò ra khu
vực có sóng điện thoại, không ngờ hắn đánh hơi thấy dấu hiệu lạ đã lập
tức dập máy.
Chờ hồi lâu không thấy kẻ đòi tiền chuộc gọi lại, bà
Trần Ái như ngồi trên đống lửa. Vì không có đầu mối gì ngoài thông tin
đầu giờ chiều hôm đó Hiểu Anh rời nơi làm việc đi mua sắm, nên việc điều
tra của cảnh sát cũng không tiến triển được gì.
Điều mà bà Trấn Ái không ngờ tới là nửa đêm hôm đó,
Hiểu Anh được mấy người dân thôn Kim Long đưa về nhà trong tình trạng
cực kỳ suy sụp cả về tinh thần và sức khỏe, khắp người bê bết đất như
vừa bước lên từ dưới mồ, cổ hằn sâu vết dây buộc.
Cô y tá 19 tuổi dường như vừa trải qua một chuyện khủng
khiếp, chỉ khóc mà không nói nên lời. Bà Trần Ái vội đưa con vào bệnh
viện. Nhiều ngày sau đó, Hiểu Anh vẫn không thể bình tĩnh lại, mỗi khi
nhắc đến việc xảy ra với mình lại rơi vào tâm trạng khủng hoảng. Qua
những lời khai ngắt quãng, cảnh sát tổ chức bắt giữ La Vỹ, chủ một cửa
hàng thời trang vì liên quan đến hành vi bắt cóc, hiếp dâm, cố ý giết
người.
Không thể dung tha
Theo lời khai của La Vỹ, chiều 28-5 khi thấy Hiểu Anh
đi vào phòng thử quần áo trong tiệm thời trang của mình, hắn đã nảy ra ý
định bắt cóc với mục đích kiếm ít tiền bù lỗ cho công việc kinh doanh.
Sau khi khóa trái cửa ngoài, hắn dùng dao gọt hoa quả uy hiếp, bắt trói
Hiểu Anh và đe dọa để lấy được số điện thoại của bà Trần Ái. Thấy con
tin là một cô gái trẻ đẹp, La Vỹ đã thực hiện hành vi hiếp dâm, sau đó
nhét cô vào một túi vải, dùng xe máy chở đến quãng rừng tùng thôn Kim
Long.
Tại đây, hắn tiếp tục gọi điện cho bà Trần Ái nhưng
phát hiện ra việc bà đã báo cảnh sát, ý định sát hại con tin để che giấu
hành tung nảy sinh. La Vỹ tháo dây đai áo của Hiểu Anh thắt cổ cô. Khi
thấy Hiểu Anh nằm bất động, cho rằng nạn nhân đã chết, La Vỹ đào đất
nhằm chôn “xác”. Không ngờ lát sau Hiểu Anh tỉnh lại, chui lên ẩn trong
đám cỏ lau, chờ đến khi trời tối hẳn mới cố gắng lần đến một nhà dân gần
đó xin giúp đỡ.
Bà Trần Ái cho biết, vốn là một thiếu nữ hoạt bát nhanh
nhẹn, sau vụ việc Hiểu Anh dường như biến thành một người khác, luôn
hoảng sợ trước người lạ, không dám ra ngoài. Ngày 14-12-2009, La Vỹ bị
tòa án trung cấp thành phố Nội Giang, tuyên án tử hình, hoãn thi hành
trong 2 năm đồng thời bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân
7.362NDT. La Vỹ cho biết không muốn kháng cáo và rất hối hận về tội ác
của mình.
Bảo Trâm
(Theo Trọng án)
No comments:
Post a Comment