Tìm thấy chiếc P-40
ngủ trên sa mạc suốt 70 năm.
ngủ trên sa mạc suốt 70 năm.
Cập nhật lúc :2:59 PM, 08/06/2012
Sau
đúng 70 năm (1942-2012) vùi xác dưới xa mạc Bắc Phi nóng bỏng, chiếc
máy bay KittyHawk P-40 do thiếu uý phi công Dennis Copping thuộc Không
quân Hoàng gia Anh đã được tìm thấy.
(ĐVO) Trong
chiến tranh thế giới thứ 2, phi công Dennis Copping chiến đấu trong một
đơn vị của Không quân Hoàng gia Anh, có căn cứ đóng tại Ai Cập. Trong
chiến dịch Bắc Phi, đơn vị của Copping có nhiệm vụ chống lại đội quân
của Erwin Johannes Eugen Rommel, 1 viên tướng Đức phát xít được nhiều
người kiêng dè trong chiến tranh thế giới thứ 2. Khi bay đến một căn cứ
không quân khác để sửa chữa, Copping bị mất tích. Chiếc máy bay được
cho là rơi trên sa mạc, cách nơi dân cư sinh sống khoảng hơn 160 km.
Có vẻ như thiếu uý không quân Dennis
Copping, người lái chiếc máy bay này, đã mang theo một số vật dụng cần
thiết và đi lang thang trong sa mạc, sau khi máy bay bị rơi.
Sau đúng 70 năm ngày xảy ra tai
nạn, người ta đã tìm thấy chiếc máy bay này, nhưng số phận người phi
công lái nó vẫn là bí ẩn. Dựa theo những vết đạn trên thân máy bay cùng
những tài liệu còn sót lại, người ta có thể khẳng định rằng máy bay đã
bị tấn công (bị bắn vào thân). Nhà sử học Andy Saunders cho rằng, phi
công vẫn sống sau khi máy bay rơi. Người ta đã chụp được một chiếc dù
gần khu vực máy bay bị nổ. Chiếc dù có thể đã được dùng để tránh nắng.
Có vẻ như viên phi công này đã cố gắng bắt radio và ắc quy làm việc khi
tháo chúng ra khỏi máy bay.
Hiện người ta đang chuẩn bị tiến
hành tìm kiếm thi thể của viên phi công mất tích. Các chuyên gia hàng
không và các nhà sử học đang tiến hành một chiến dịch nhằm khôi phục và
triển lãm P-40. Bảo tàng Không quân Hoàng gia Anh tại Hendon, bắc London
đã tỏ ra quan tâm đến chiếc máy bay này và họ đang tìm cách khôi phục
lại nó. Người ta cũng đang cố gắng tìm lại những thành viên trong gia
đình của trung uý Copping tại Anh, tuy nhiên điều này là rất khó.
Đai uý Paul Collin, tham tán quân sự
của Anh tại Ai Cập khẳng định rằng việc tìm kiếm thi thể viên phi công
sẽ được tiến hành, tuy rất khó có kết quả.
Nơi phát hiện máy bay có thể được
coi là một di tích chiến tranh. Đại uý Collins nói: “Khu vực tìm thấy
máy bay nằm trên tuyến đường buôn lậu giữa Sudan và Lybia. Chúng tôi sẽ
cần đến sự giúp đỡ của quân đội Ai Cập vì đây là một khu vực khá nguy
hiểm”. Dưới đây là một số hình ảnh về chiếc KittyHawk P-40:
KittyHawk P-40 được tìm thấy trên sa mạc Sahara sau 70 năm bị rơi.
|
Trừ những bộ phận bị hư hại do va chạm, cát sa mạc Sahara đã “bảo quản” khá tốt chiếc máy bay.
|
Chiếc máy bay 1 người
lái được một công nhân của hãng dầu Ba Lan tìm thấy khi đang thăm dò tại
khu vực khá hẻo lánh nằm ở sa mạc phía tây của Ai Cập.
|
Người ta lo sợ rằng khi những người
dân địa phương bắt đầu đi tìm những mảnh vỡ cùng những thiết bị trên máy
bay để làm kỉ niệm thì khoang lái này chắc sẽ chẳng còn gì nữa.
|
Thiết bị và thiết bị điều khiển trên máy bay được tìm thấy vung vãi quanh máy bay.
|
Hầu hết các thiết bị trên khoang lái
vẫn còn nguyên vẹn. Thậm chí súng và đạn cũng vẫn còn trên máy bay,
trước khi chúng bị chuyển giao cho quân đội Ai Cập vì những lý do an
toàn.
|
Súng máy được gẳn lên cánh của máy bay.
|
Kittyhawk đã bị tấn công. Cánh quạt được tìm thấy gần xác máy bay.
|
Băng đạn cũng được tìm thấy tại vị trí máy bay rơi.
|
Nhãn hiệu của công ty
sản xuất Kittyhawk và bảng hướng dẫn sử dụng súng. Tuy nhiên, người dân
địa phương cho rằng máy bay này là một thứ vô giá trị.
|
Chiếc dù là một phần của lều trú ẩn tạm thời của Dennis Copping, được tìm thấy dọc thân máy bay.
|
Người ta cho rằng có thể tìm thấy thi thể của viên phi công xấu số trong vòng bán kính 32 km từ chỗ máy bay rơi.
|
P-40 là máy bay chiến đấu và tấn
công mặt đất do Mỹ chế tạo. Dù không bằng những máy bay do Đức sản xuất
và ít khi được tham chiến trên chiến trường châu Âu nhưng máy bay này
đã đóng một vai trò quan trọng trên mặt trận Bắc Phi và châu Á - những
nơi mà máy bay tầm thấp vẫn còn giá trị.
Trên thế giới còn khoảng 20 chiếc loại này vẫn đang được sử dụng.
|
Hiền Thảo (theo Daily Mail)
No comments:
Post a Comment