Friday, June 1, 2012

Photo of 'napalm girl'
from Vietnam War turns 40

Yahoo!7 June 2, 2012, 8:54 am


Kim Phuc, the girl in the original photo, meets the Queen. Photo: AP
Inline image 1

Ảnh “Em bé napalm” của chiến tranh Việt Nam tròn 40 tuổi

(Dân trí) - Trong bức ảnh năm xưa, Kim Phúc sẽ mãi là một cô bé 9 tuổi đang hét lên “Nóng quá! Nóng quá!” khi em chạy trên đường khỏi ngôi làng Trảng Bàng đang bốc cháy ở tỉnh Tây Ninh, miền nam Việt Nam.

Ảnh “Em bé napalm” của chiến tranh Việt Nam tròn 40 tuổi
Bức ảnh “Em bé napalm” nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam tròn tuổi 40
Bé Kim Phúc trong bức ảnh nổi tiếng của Huỳnh Công "Nick" Út.
Phúc chạy trong tư thế trần truồng vì bom napalm khiến quần áo của em bị cháy hết và làn da bị bỏng nặng.
Cô bé sẽ luôn là một nạn nhân không tên.
40 năm trước, phóng viên ảnh Huỳnh Công "Nick" Út của hãng thông tấn AP chỉ mất một giây để ghi lại tấm ảnh đen trắng mang tính biểu tượng. Bức ảnh đã lột tả những nỗi kinh hoàng về cuộc chiến tranh Việt Nam theo cách mà ngôn từ không bao giờ miêu tả nổi, giúp chấm dứt một trong những cuộc chiến gây chia rẽ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Nhưng phía sau bức ảnh là một câu chuyện ít người biết đến. Đó là câu chuyện về một bé gái đứng trước cửa tử tình cờ được cứu sống bởi một phóng viên trẻ. Một khoảnh khắc được ghi lại trong thời khắc hỗn loạn của chiến tranh đã trở thành vị cứu tinh nhưng cũng là “lời nguyền” theo cô tới suốt cuộc đời.
“Tôi thực sự muốn thoát khỏi hình ảnh đó”, Kim Phúc, nhân vật chính trong bức ảnh nổi tiếng 40 năm trước và giờ 49 tuổi, nói. “Nhưng dường như tôi không thể rời bỏ nó”.
Bức ảnh “Em bé napalm” nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam tròn tuổi 40
Phóng viên ảnh Huỳnh Công "Nick" Út.
Ngày không thể quên
Vào ngày 8/6/1972, khi Phúc nghe thấy tiếng một binh sĩ phía bắc Việt Nam hét lên: “Phải chạy khỏi nơi này. Chúng sẽ dội bom xuống đấy và tất cả chúng ta sẽ chết”.
Chỉ ít giây sau, Phúc nhìn thấy những cột khói màu vàng pha tím cuộn lại quanh đền Cao Đài nơi gia đình cô trú ẩn trong 3 ngày qua. Cô bé nghe thấy một âm thanh gầm rú ở trên đầu và quay lại để quan sát. Khi máy bay Mỹ bay nhanh hơn và gần hơn, nó dội bom xuống bên dưới.
“Bùm! Bùm”. Mặt đất rung lên. Sau đó, sức nóng từ những quả bom napalm tương đương hàng trăm lò luyện lan nhanh khi những ngọn lửa màu vàng bao trùm mọi hướng.
Lửa đã bắt phải cánh tay trái của Phúc. Quần áo của cô bé bốc cháy. Toàn thân cô bé đau đớn. “Tôi sẽ trở nên xấu xí và không là người bình thường được nữa. Mọi người sẽ nhìn tôi bằng con mắt khác”, bà Phúc nhớ lại suy nghĩ khi đó.
Bức ảnh “Em bé napalm” nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam tròn tuổi 40
Con đường nơi bức ảnh nổi tiếng được chụp năm 1972.
Bị sốc nặng, Phúc bỏ chạy theo anh trai trên đường Quốc lộ 1. Cô bé không nhìn thấy các nhà báo nước ngoài đang đứng đó khi vừa chạy về phía họ vừa la hét. Sau đó, Phúc ngất đi.
13 tháng điều trị
Nick Út, một phóng viên Việt Nam 21 tuổi và là tác giả của bức ảnh, đã vội vàng đưa Phúc tới một bệnh viện nhỏ. Tại đây, Út được cho biết rằng bé gái bị bỏng nặng tới mức không thể cứu chữa được. Nhưng người phóng viên trẻ đã năn nỉ các bác sĩ điều trị cho cô bé và chỉ rời đi sau khi được đảm bảo rằng cô bé sẽ không bị bỏ quên.
“Tôi đã khóc khi nhìn thấy cô bé đang chạy”, Út, người có anh trai cũng từng làm việc cho hãng AP và bị chết trong chiến tranh, nhớ lại. “Nếu tôi không giúp cô bé, nếu có điều gì đó xảy ra và cô ấy tử vong, tôi sẽ chết mất”.

Trở lại văn phòng của hãng thông tấn AP tại Sài Gòn khi đó, Nút đã hoàn thành bức ảnh. Khi bức ảnh một bé gái trần truồng được đưa ra, mọi người đều sợ rằng nó có thể bị phản đối vì AP có quy định nghiêm ngặt là không đăng ảnh trần truồng.
Nhưng phóng viên ảnh kỳ cựu Horst Faas, người chịu trách nhiệm về bộ phận ảnh tại Việt Nam, đã xem và nhận thấy rằng đó là bức ảnh có thể phá vỡ các quy định. Faas cho rằng giá trị thông tin của bức ảnh lớn hơn nhiều bất kỳ lo ngại nào khác và ông đã đúng.
Vài ngày sau khi bức ảnh đã gây sốc cho cả thế giới, một nhà báo khác phát hiện ra rằng bé gái vẫn còn sống sau vụ tấn công bằng bom napalm. Christopher Wain, phóng viên của mạng truyền hình ITN của Anh chứng kiến cảnh Phúc bị bỏng và dội nước lên người cô ngay tại hiện trường, đã giúp đỡ để chuyển cô tới một bệnh viện tiện nghi ở Sài Gòn để điều trị.
“Tôi tỉnh lại trong bệnh viện và không biết mình đang ở đâu hay có chuyện gì đã xảy ra. Tôi vô cùng đau đớn và sợ hãi. Các y tá đã vây quanh trợ giúp tôi”, bà Phúc nhớ lại.
30% cơ thể Phúc đã bị bỏng độ 3, mặc dù gương mặt của cô bé không bị ảnh hưởng. Dần dần sau đó, vết thương đã bắt đầu lành lại.
“Vào mỗi 8 giờ sáng, các y tá lại bắt bỏ các vùng da chết. Tôi chỉ biết khóc, và khi không chịu đựng được nữa khi tôi ngất đi”, Phúc cho hay.
Bức ảnh “Em bé napalm” nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam tròn tuổi 40
Kim Phúc trong lần hội ngộ cùng Nick Út năm 1989.
Sau nhiều cuộc phẫu thuật và cấy ghép da, Phúc cuối cùng đã được phép xuất viện, 13 tháng sau vụ ném bom. Cô đã được xem bức ảnh của Út, mà sau đó đã giúp ông giành giải thưởng Pulitzer danh giá, nhưng vẫn không ý thức được về sức mạnh của nó.
Cô chỉ muốn trở về nhà và là một đứa trẻ bình thường.
Sát cánh cùng bức ảnh vì hoà bình
Bức ảnh “Em bé napalm” nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam tròn tuổi 40
Kim Phúc giờ đây đã có gia đình hạnh phúc cùng chồng và 2 con trai.
Năm 1982, với sự trợ giúp của một nhà báo nước ngoài, Phúc tới Tây Đức để điều trị các di chứng của bom napalm. Sau đó, cô được cử sang Cuba để học.
Khi học tập tại Cuba, Phúc gặp một thanh niên Việt Nam. Cô chưa bao giờ tin rằng lại có bất kỳ người lại có thể yêu cô vì di chứng của những vết sẹo xấu xí trên lưng và cánh tay cô. Nhưng Bùi Huy Toàn dường như lại yêu cô hơn vì những điều đó.
Hai người quyết định kết hôn năm 1992 và chuyển tới sống tại Canada sau đó.
Phúc đã liên lạc với Nick Út để báo tin họ đã chuyển tới Canada và ông Út khuyến khích Phúc kể lại câu chuyện của mình với thế giới.
Năm 1999, một cuốn sách và một bộ phim tài liệu về bà Phúc cuối cùng đã được ra mắt. Bà cũng được mời làm Đại sứ thiện chí của Liên hợp quốc để trợ giúp cá nạn nhân chiến tranh. Bà và Út kể từ đó đã tái ngộ nhiều lần để ôn lại câu chuyện của họ, thậm chí còn tới London để gặp gỡ Nữ hoàng Anh.
“Tôi hạnh phúc vì có thể trợ giúp Phúc”, ông Út, người hiện vẫn đang làm việc cho hãng AP và gần đây đã trở lại làng Trảng Bàng, nói. “Tôi coi cô ấy như con gái”.
Sau 40 năm, bà Phúc, giờ đây đã làm mẹ của 2 con trai, cuối cùng đã có thể xem lại bức ảnh của chính mình chạy trong tư thế trần truồng và hiểu ra tại sao nó vẫn còn có sức mạnh tới vậy. Nó đã giúp cứu sống bà, thử thách và cuối cùng là giải thoát bà.
“Hầu hết mọi người biết bức ảnh nhưng không nhiều người biết về cuộc đời tôi. Tôi rất cảm ơn điều đó… Tôi có thể coi bức ảnh này như một món quà có tác động mạnh. Và sau đó là lựa chọn của tôi. Tôi có thể sát cánh với nó vì hoà bình”, bà Phúc nói.
An BìnhTheo AP



TRANG BANG, Vietnam (AP) — In the picture, the girl will always be 9 years old and wailing "Too hot! Too hot!" as she runs down the road away from her burning Vietnamese village.
She will always be naked after blobs of sticky napalm melted through her clothes and layers of skin like jellied lava.
She will always be a victim without a name.
It only took a second for Associated Press photographer Huynh Cong "Nick" Ut to snap the iconic black-and-white image 40 years ago. It communicated the horrors of the Vietnam War in a way words could never describe, helping to end one of the most divisive wars in American history.
But beneath the photo lies a lesser-known story. It's the tale of a dying child brought together by chance with a young photographer. A moment captured in the chaos of war that would be both her savior and her curse on a journey to understand life's plan for her.
"I really wanted to escape from that little girl," says Kim Phuc, now 49. "But it seems to me that the picture didn't let me go."
____
It was June 8, 1972, when Phuc heard the soldier's scream: "We have to run out of this place! They will bomb here, and we will be dead!"
Seconds later, she saw the tails of yellow and purple smoke bombs curling around the Cao Dai temple where her family had sheltered for three days, as north and south Vietnamese forces fought for control of their village.
The little girl heard a roar overhead and twisted her neck to look up. As the South Vietnamese Skyraider plane grew fatter and louder, it swooped down toward her, dropping canisters like tumbling eggs flipping end over end.
"Ba-boom! Ba-boom!"
The ground rocked. Then the heat of a hundred furnaces exploded as orange flames spit in all directions.
Fire danced up Phuc's left arm. The threads of her cotton clothes evaporated on contact. Trees became angry torches. Searing pain bit through skin and muscle.
"I will be ugly, and I'm not normal anymore," she thought, as her right hand brushed furiously across her blistering arm. "People will see me in a different way."
In shock, she sprinted down Highway 1 behind her older brother. She didn't see the foreign journalists gathered as she ran toward them, screaming.
Then, she lost consciousness.
___
Ut, the 21-year-old Vietnamese photographer who took the picture, drove Phuc to a small hospital. There, he was told the child was too far gone to help. But he flashed his American press badge, demanded that doctors treat the girl and left assured that she would not be forgotten.
"I cried when I saw her running," said Ut, whose older brother was killed on assignment with the AP in the southern Mekong Delta. "If I don't help her — if something happened and she died — I think I'd kill myself after that."
Back at the office in what was then U.S.-backed Saigon, he developed his film. When the image of the naked little girl emerged, everyone feared it would be rejected because of the news agency's strict policy against nudity.
But veteran Vietnam photo editor Horst Faas took one look and knew it was a shot made to break the rules. He argued the photo's news value far outweighed any other concerns, and he won.
A couple of days after the image shocked the world, another journalist found out the little girl had somehow survived the attack. Christopher Wain, a correspondent for the British Independent Television Network who had given Phuc water from his canteen and drizzled it down her burning back at the scene, fought to have her transferred to the American-run Barsky unit. It was the only facility in Saigon equipped to deal with her severe injuries.
"I had no idea where I was or what happened to me," she said. "I woke up and I was in the hospital with so much pain, and then the nurses were around me. I woke up with a terrible fear."
Thirty percent of Phuc's tiny body was scorched raw by third-degree burns, though her face somehow remained untouched. Over time, her melted flesh began to heal.
"Every morning at 8 o'clock, the nurses put me in the burn bath to cut all my dead skin off," she said. "I just cried and when I could not stand it any longer, I just passed out."
After multiple skin grafts and surgeries, Phuc was finally allowed to leave, 13 months after the bombing. She had seen Ut's photo, which by then had won the Pulitzer Prize, but she was still unaware of its reach and power.
She just wanted to go home and be a child again.
___
For a while, life did go somewhat back to normal. The photo was famous, but Phuc largely remained unknown except to those living in her tiny village near the Cambodian border. Ut and a few other journalists sometimes visited her, but that stopped after northern communist forces seized control of South Vietnam on April 30, 1975, ending the war.
Life under the new regime became tough. Medical treatment and painkillers were expensive and hard to find for the teenager, who still suffered extreme headaches and pain.
She worked hard and was accepted into medical school to pursue her dream of becoming a doctor. But all that ended once the new communist leaders realized the propaganda value of the 'napalm girl' in the photo.
She was forced to quit college and return to her home province, where she was trotted out to meet foreign journalists. The visits were monitored and controlled, her words scripted. She smiled and played her role, but the rage inside began to build and consume her.
"I wanted to escape that picture," she said. "I got burned by napalm, and I became a victim of war ... but growing up then, I became another kind of victim."
She turned to Cao Dai, her Vietnamese religion, for answers. But they didn't come.
"My heart was exactly like a black coffee cup," she said. "I wished I died in that attack with my cousin, with my south Vietnamese soldiers. I wish I died at that time so I won't suffer like that anymore ... it was so hard for me to carry all that burden with that hatred, with that anger and bitterness."
One day, while visiting a library, Phuc found a Bible. For the first time, she started believing her life had a plan.
Then suddenly, once again, the photo that had given her unwanted fame brought opportunity.
She traveled to West Germany in 1982 for medical care with the help of a foreign journalist. Later, Vietnam's prime minister, also touched by her story, made arrangements for her to study in Cuba.
She was finally free from the minders and reporters hounding her at home, but her life was far from normal. Ut, then working at the AP in Los Angeles, traveled to meet her in 1989, but they never had a moment alone. There was no way for him to know she desperately wanted his help again.
"I knew in my dream that one day Uncle Ut could help me to have freedom," said Phuc, referring to him by an affectionate Vietnamese term. "But I was in Cuba. I was really disappointed because I couldn't contact with him. I couldn't do anything."
___
While at school, Phuc met a young Vietnamese man. She had never believed anyone would ever want her because of the ugly patchwork of scars that banded across her back and pitted her arm, but Bui Huy Toan seemed to love her more because of them.
The two decided to marry in 1992 and honeymoon in Moscow. On the flight back to Cuba, the newlyweds defected during a refueling stop in Canada. She was free.
Phuc contacted Ut to share the news, and he encouraged her to tell her story to the world. But she was done giving interviews and posing for photos.
"I have a husband and a new life and want to be normal like everyone else," she said.
The media eventually found Phuc living near Toronto, and she decided she needed to take control of her story. A book was written in 1999 and a documentary came out, at last the way she wanted it told. She was asked to become a U.N. Goodwill Ambassador to help victims of war. She and Ut have since reunited many times to tell their story, even traveling to London to meet the Queen.
"Today, I'm so happy I helped Kim," said Ut, who still works for AP and recently returned to Trang Bang village. "I call her my daughter."
After four decades, Phuc, now a mother of two sons, can finally look at the picture of herself running naked and understand why it remains so powerful. It had saved her, tested her and ultimately freed her.
"Most of the people, they know my picture but there's very few that know about my life," she said. "I'm so thankful that ... I can accept the picture as a powerful gift. Then it is my choice. Then I can work with it for peace."
___
Online:
http://www.kimfoundation.com

No comments:

Post a Comment